text
stringlengths
23
21.9k
Ôtô chở du khách lao xuống sông Sêrêpôk Sáng 5/11, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Đăk Lăk cho biết vẫn đang tìm kiếm nam tài xế (40 tuổi, nhân viên Khu du lịch thác Đray Nur) và xe địa hình chở du khách bị rơi xuống sông Sêrêpôk.Trưa qua, nam tài xế lái ôtô địa hình chở 4 du khách cùng một nhân viên khu du lịch đi tham quan thác. Khi đến đoạn đường gần mép sông Sêrêpôk, xe gặp sự cố, 4 du khách cùng nhân viên nhảy khỏi ôtô thoát nạn, tài xế và ôtô bị cuốn trôi."Nam nhân viên bơi vào bờ, riêng tài xế bị trôi ra xa và đã chui ra khỏi xe nhưng đuối sức rồi mất tích", một lãnh đạo UBND xã Đray Sap, huyện Krông Ana nói.Đại diện Công ty thủy điện Buôn Kuôp cho biết ngay khi nhận thông tin vụ tai nạn ở vùng hạ lưu, đơn vị đã đóng ngay cửa xả để phối hợp tìm kiếm nạn nhân mất tích.Sêrêpôk là sông lớn nhất Tây Nguyên với chiều dài 406 km. Đây là một chi lưu quan trọng trong hệ thống sông MeKong. Sông Sêrêpôk khi chảy qua huyện Cư Jut (tỉnh Đăk Nông), lòng sông trở nên hẹp và dốc, tạo ra các thác nước lớn hùng vĩ như: Trinh Nữ, Dray H'Linh, Gia Long, Đray Sap.Trần Hoá Cầu mong tài xế bình an. Tội nghiệp. Mong anh dạt được vào bờ ở đâu đó Mong có phép màu với tài xế con sông này dòng chảy rất nguy hiểm, nhất là dòng chảy ngầm ở dưới Chia buồn Mong tx k sao Cầu mong tài xế bình an.
15 người nước ngoài bị thương sau tai nạn Khoảng 17h40 ngày 4/11, xe khách biển số Nam Định chở 44 người (42 người nước ngoài) đi trên quốc lộ 6 hướng Hà Nội - Sơn La, khi đến xã Tòng Đậu, huyện Mai Châu, thì va chạm với ôtô 7 chỗ và một xe máy rồi lật ngang.Người dân và lực lượng chức năng đã dùng dụng cụ phá cửa kính đưa từng người ra ngoài. 20 người bị thương, trong đó có 17 người trên xe khách (15 người nước ngoài và 2 người Việt) và 3 người trên xe 7 chỗ.Công an huyện Mai Châu cho biết, 9 nạn nhân được chuyển đến Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), những người còn lại đến Bệnh viện huyện Mai Châu. Đoàn khách gồm nhiều quốc tịch, trong đó có người Italia, Ukraine, Philippines...Tại hiện trường, xe khách lật ngang nằm ở sát vệ đường, cách khoảng 10 m là ôtô 7 chỗ biến dạng, xe máy cũng bị hư hại, đổ trong bụi cỏ. Mảnh vỡ của các phương tiện vương vãi trên mặt đường.Cơ quan chức năng nhận định, nguyên nhân ban đầu dẫn tới tai nạn là xe khách xuống dốc vào cua, không làm chủ được tốc độ.Khoảng 22h cùng ngày, trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đoạn qua xã Minh Cường, huyện Thường Tín, TP Hà Nội, xe tải biển Thanh Hóa do tài xế 36 tuổi điều khiển đâm vào dải phân cách bên phải.Sau đó, 6 ôtô đi từ phía sau tới không kiểm soát được tốc độ nên đâm liên tiếp vào nhau. Các xe nằm chiếm hết làn đường khiến cao tốc ùn tắc. Tai nạn không gây thiệt hại về người.Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Cục Cảnh sát giao thông) đã bố trí hai tổ công tác điều tiết, phân luồng và bảo vệ hiện trường.Tại hiện trường, phần đầu xe tải đâm vào dải phân cách hư hại, thân xe này chiếm 2/3 làn đường cao tốc. Cách khoảng 2 m là xe 5 chỗ phần đuôi xe bị bẹp dúm. Xung quanh là các ôtô 7 chỗ, xe đầu kéo hư hại nhẹ. May mắn còn lại chính là không có người thiệt mạng. Lái xe khách hay xe cont ở châu Âu họ đi rất điềm đạm, thậm chí gọi là khiêm nhường với các phương tiện khác nhưng tại sao ở VN nó hoàn toàn ngược lại. Đáng sợ nhất trên quốc lộ hay cao tốc chính là những lái xe loại này. Do thái độ của rất nhiều lái xe đi trên cao tốc không giữ khoảng cách an toàn làm ảnh hưởng đến người đi giữ khoảng cách vì nếu giữ khoảng cách an toàn (50-100m trở lên) thì xe đi sau cũng vượt lên chèn vào khoảng cách đó nên cuối cùng không ai có thể giữ được khoảng cách an toàn (mặc dù nhiều người muốn làm điều đó) nên khi có sự cố thì đâm nhau liên hoàn là tất yếu. Nhanh chậm thì cũng chỉ hơn nhau 15-30p nhưng khi tai nạn xảy ra thì có khi chậm luôn cả đời. Mọi người cần chấn chỉnh lại ngay thái độ tham gia giao thông của mình khi đi trên cao tốc. mở cửa du lịch nhưng trên hết là an toàn, nếu không thì lợi bất cập hại! Đường đèo núi dốc xâu mà nhiều lái xe chạy ẩu lấn làn đường vượt ẩu là tại nạn như thường thôi! Các loại xe này nên giới hạn ở dưới 70km/ giờ. Khách nước ngoài chắc họ sợ lắm! Đi du lịch ở nước ngoài mà gặp thế này. Sợ thật. Xe cộ ở nước tôi sống thường lái rất chậm , đúng tốc độ quy định dù đường có trống trải. Họ sợ bị máy chụp tốc độ gắn ở ven đường hoặc chỉ cần va chạm nhẹ thôi cũng đủ gây rắc rối, liên quan mọi thứ, thời gian lâu. Vì vậy ai cũng muốn yên thân, tránh xa rắc rối. Xe chở khách du lịch hoặc xe buýt lại càng thận trọng hơn, toàn nhường đường, hoặc chạy thật chậm nơi đông đúc. Đơn giản vì trên xe chở vài chục người, nếu có rắc rối thì sẽ rắc rối cả trăm lần. Nếu phải nhường đường, họ sẵn sàng dừng lại, ngay cả ở ngã 4 ( tất cả xe phía sau cũng dừng) mà không gặp sự phản đối nào. May không khách nào tử vong.
Còn khoảng trống trong thu hồi tài sản tham nhũng do người khác đứng tên Sáng 5/10, tại phiên chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong, đại biểu Phạm Nam Tiến (chuyên trách Ủy ban Văn hóa, Giáo dục) nêu thực trạng 40-50% số tài sản chưa được thu hồi trong các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương chỉ đạo. Ông đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết giải pháp căn cơ nhằm thu hồi tài sản tham nhũng.Ông Đoàn Hồng Phong thừa nhận thu hồi là vấn đề khó, nhất là tài sản kinh tế. Sau khi Ban Bí thư có chỉ thị 04 (về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế), 9 tháng đầu năm, tài sản thu hồi đã tăng gần gấp đôi so với năm 2021.Để tăng tỷ lệ thu hồi, ông Phong cho rằng cần hoàn thiện cơ chế, chính sách, tăng cường xử lý sau thanh tra và thi hành án, khi phát hiện dấu hiệu tội phạm phải xử lý ngay, tránh tẩu tán, thất thoát tài sản. Đồng thời, các cơ quan phải tích cực hợp tác quốc tế trong giải quyết, thu hồi tài sản có yếu tố nước ngoài.Tham gia tranh luận, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị) cũng cho rằng thu hồi tài sản bất minh do người khác đứng tên là rất khó, chưa có giải pháp hiệu quả. Trong điều kiện chưa có luật về đăng ký tài sản, ông Đồng đề xuất chuyển hướng từ xử lý hình sự sang khởi kiện dân sự để thu hồi được nhiều hơn.Tổng thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết việc thu hồi tài sản đang ưu tiên xử lý kinh tế, không chuyển từ án kinh tế sang hình sự. Đây là quan điểm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước "không hình sự hóa các quan hệ kinh tế". Thanh tra Chính phủ cũng quán triệt quan điểm này trong xử lý các vụ việc.Đối với những vụ chưa phân định rõ là hình sự hay kinh tế thì ưu tiên xử lý kinh tế trong thời hạn thanh tra. Tuy nhiên, việc này chỉ áp dụng trong một thời hạn nhất định, có thể 1-1,5 năm, nếu sau thời gian này không thực hiện được thì sẽ chuyển đến cơ quan điều tra.Đại biểu Dương Khắc Mai (Phó đoàn Đăk Nông) đánh giá, thời gian qua công tác phòng chống tham nhũng quyết liệt, đạt nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, ông Mai cũng cho rằng tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng thất thoát còn thấp, tham nhũng trên một số lĩnh vực còn diễn biến nghiêm trọng, phức tạp, gây bức xúc trong xã hội.Nhắc lại khó khăn trong thu hồi tài sản tham nhũng, tuy nhiên ông Phong nói thời gian qua cơ quan chức năng đã thực hiện tốt công tác này, tỷ lệ thu hồi năm sau cao hơn năm trước.9 tháng đầu năm, thanh tra đã đôn đốc gần 5.600 kết luận thanh tra, thu hồi hơn 1.000 tỷ đồng, đạt 60%; xử lý 1.700 tổ chức và 4.800 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 76 vụ với 93 đối tượng. Khoảng 1.800 vụ đã thi hành án với hơn 15.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, ông Phong thừa nhận tỷ lệ thu hồi tham nhũng còn thấp."Khi vụ án xảy ra, nếu người tham nhũng nộp lại tiền, thì sẽ được xem xét giảm thời gian thi hành án", ông Phong nói.Chiều nay, từ 14h đến 15h,Tổng Thanh tra Chính phủ và các thành viên Chính phủ liên quan, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước tiếp tục trả lời chất vấn các nội dung thuộc lĩnh vực thanh tra.Viết Tuân - Sơn Hà
Quốc hội sẽ xem xét bổ sung nơi sinh trong hộ chiếu mới Chiều 5/11, Quốc hội biểu quyết thông qua việc điều chỉnh chương trình kỳ họp thứ 4, từ ngày 7/11 cho đến khi bế mạc (dự kiến ngày 15/11).Việc điều chỉnh được quyết định trên cơ sở đề nghị của Chính phủ, ý kiến của cơ quan thẩm tra và đại biểu Quốc hội sau khi xem xét kỹ hồ sơ tài liệu, tính cấp thiết của vấn đề cần giải quyết. Quyết định của Quốc hội về nội dung này sẽ được thể hiện trong Nghị quyết kỳ họp thứ 4.Tại phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế - xã hội ngày 22/10, một số đại biểu nêu thực trạng Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam quy định hộ chiếu của công dân Việt Nam không có nơi sinh (trước đây có). Việc này ảnh hưởng đến đối ngoại và du lịch.Vì thế hai đại biểu đã đề nghị Chính phủ có tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đề xuất đưa nội dung sửa Luật Xuất cảnh, nhập cảnh vào chương trình kỳ họp thứ 4 đang diễn ra. Theo đại biểu, cần sửa mục II của Luật, bổ sung nơi sinh vào hộ chiếu, đồng thời nêu nội dung này trong nghị quyết chung của kỳ họp Quốc hội để bảo đảm tính kịp thời.Trong báo cáo gửi đại biểu Quốc hội về nội dung chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 10/8, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết Bộ đã thống nhất với Bộ Ngoại giao trước mắt sẽ ghi bị chú "nơi sinh" vào hộ chiếu mẫu mới khi công dân có đề nghị. Về lâu dài, Bộ Công an sẽ sửa đổi mẫu hộ chiếu, trong đó bổ sung mục "nơi sinh" ở trang nhân thân.Về việc một số nước châu Âu thông báo từ chối cấp thị thực vào hộ chiếu mẫu mới, Bộ trưởng Công an cho biết cơ quan chức năng các bên đã làm việc và xác định "đây là vấn đề mang tính kỹ thuật", do hộ chiếu thiếu nơi sinh sẽ gây khó khăn trong quản lý của các nước sở tại.Theo quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), thông tin buộc phải có trên hộ chiếu bao gồm: Loại hộ chiếu, họ và tên, số hộ chiếu, quốc tịch, ngày tháng năm sinh, giới tính và ngày hết hạn hộ chiếu. Thông tin nơi sinh tùy thuộc vào từng quốc gia, không bắt buộc.Theo quy định tại khoản 3 điều 6 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, thông tin trên hộ chiếu không có nội dung nơi sinh.Quốc hội cũng thống nhất chưa thông qua dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 4 để có thêm thời gian chuẩn bị và đánh giá tác động kỹ hơn. Theo chương trình kỳ họp trước đó, việc biểu quyết không thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) sẽ thực hiện vào chiều 14/11. Cho dù một số quốc gia không bắt buộc nhưng bổ sung nơi sinh vào hộ chiếu sẽ giúp tránh phiền phức không đáng có khi xuất cảnh đến những nước có yêu cầu này. Không biết Nơi sinh là Nơi sinh ra ở bệnh viện hay là Nơi đăng ký khai sinh nhỉ ? Thông lệ ghi nơi sinh trên giấy tờ tuỳ thân đã có từ lâu ở VN nhưng thay đổi thành quê quán từ khi có CMND thì phải.
Bồ câu quý hiếm xuất hiện ở Vườn Quốc gia Côn Đảo Con bồ câu Nicoba trưởng thành được phát hiện hôm 3/11, khi nó đứng trên cành cây khoảng 30 giây và cán bộ kiểm lâm kịp dùng điện thoại chụp ảnh. Đây là loài bồ câu quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới.Bồ câu Nicoba (Caloenas nicobarica) được tìm thấy ở các hòn đảo nhỏ và những vùng bờ biển thuộc quần đảo Nicobar, ở phía đông Ấn Độ Dương. Tại Việt Nam, chúng từng được tìm thấy ở Côn Đảo cách đây gần 20 năm, với các tên gọi khác như bồ câu lông cổ, bồ câu đuôi trắng, bồ câu kền kền.Khi trưởng thành, bồ câu Nicoba dài khoảng 34 cm, với bộ lông màu xanh kim loại, phản chiếu ánh màu đồng trông rất đẹp; lông đầu đen ánh; đuôi rất ngắn và có lông màu trắng ẩn bên dưới...Loài chim này kiếm ăn trên mặt đất ở những vùng bằng phẳng, nhiều lá cây rụng. Thức ăn của chúng chủ yếu là các loại trái cây rừng, những hạt cứng và một vài động vật không xương sống. Chúng chỉ đẻ một trứng, tổ được xây rất đơn giản, có khi chỉ 3-4 que cây nhỏ sắp xếp một cách chắc chắn.Ông Lê Hồng Sơn, Trưởng phòng Bảo tồn và Hợp tác quốc tế, Vườn Quốc gia Côn Đảo cho biết, đây là một trong những lần hiếm hoi bồ câu Nicoba xuất hiện tại lâm phần Vườn quốc gia Côn Đảo. Năm 2003, Vườn đã tiến hành cuộc điều tra về loài chim này, song chưa xác định số lượng cụ thể do tập tính của chúng rất nhát và khó tìm thấy.Vườn Quốc gia Côn Đảo nằm ngoài khơi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, với tổng diện tích tự nhiên hơn 19.800 ha, gồm hơn 5.800 ha bảo tồn rừng trên các hòn đảo và 14.000 ha bảo tồn biển. Khu vực rừng ghi nhận 25 loài thú, 85 loài chim, 32 loài bò sát và 13 loài ếch nhái. Trong khi tài nguyên biển ghi nhận 1.725 loài sinh vật.Trường Hà Mới thấy luôn- đẹp quá Quá đẹp và quý hiếm. Cần bảo vệ nghiêm ngặt không là những đối tượng chơi chim độc, lạ săn bắt về nuôi. Tuyệt đẹp! Hy vọng những người bẫy chim không nhìn thấy. Đất lành chim đậu. Cách đây gần 30 năm. Tôi thấy họ bán bồ câu xanh rất đẹp nhưng giờ không biết còn ngoài tự nhiên nữa ko? Hy vọng với đặc tính rất nhát của loài này sẽ giúp nó sống sót !!! sao trong đời chưa từng biết đến loài bồ câu này nhỉ buồn cho câu, đây là loài nằm trong sách đỏ Vn và thế giới. Wow, đẹp như tranh vậy, hơn 50 năm cuộc đời mới thấy loài bồ câu này lần đầu Quá đẹp, lạ. Sớm thành chim cảnh cho mà xem!!!! Chắc là bồ câu ở một nơi rất xa xoi bay lạc vào đây,cặp mắt đang ngơ ngác vì khung cảnh lạ ĐẸP đẹp tuyệt Loại này nấu cháo ngon và bổ hơn Bồ câu thường rất nhiều vì lông đẹp và hiếm nên chắc thịt rất hấp dẫn. Các nước phương Tây ngoài nấu cháo còn dùng thịt làm xôi Bồ câu, tiết canh Bồ câu, rang me, quay dòn, rô-ti, nướng đất sét.. Ở VN chắc ít người dùng các món đấy nên hy vọng bảo tồn lâu dài được loại này.
Mảnh vỡ ôtô bị nổ văng xa 20 m, mắc trên cành cây Ngày 5/11, nhiều đơn vị nghiệp vụ Công an TP HCM vẫn phong tỏa khám nghiệm hiện trường vụ nổ trên ôtô 7 chỗ khiến anh Nguyễn Văn Phú, 38 tuổi tử vong. Nạn nhân là tài xế của Công ty TNHH MTV DV Công ích huyện Củ Chi.Vụ nổ xảy ra vào chiều qua tại khu vực vườn tràm, xã Trung Lập Hạ, gần Khu công nghiệp Tây Bắc.Ngày 5/11, nhiều đơn vị nghiệp vụ Công an TP HCM vẫn phong tỏa khám nghiệm hiện trường vụ nổ trên ôtô 7 chỗ khiến anh Nguyễn Văn Phú, 38 tuổi tử vong. Nạn nhân là tài xế của Công ty TNHH MTV DV Công ích huyện Củ Chi.Vụ nổ xảy ra vào chiều qua tại khu vực vườn tràm, xã Trung Lập Hạ, gần Khu công nghiệp Tây Bắc.Phần sau xe bị xé toạc. Các hàng ghế cháy rụi, khung cửa móp méo. Sức ép của vụ nổ lan rộng hàng chục mét, một số nhà dân gần đó rung nhẹ. Xe bị nổ khi đang đậu tại vườn tràm xung quanh có vài nhà dân. "Tiếng nổ như bom làm tôi ù tai. Đến khi chạy ra ngoài thì thấy tài xế đã bất tỉnh, hàng ghế tài bốc cháy", bà Hường, nhà cách hiện trường khoảng 30 m, nói.Phần sau xe bị xé toạc. Các hàng ghế cháy rụi, khung cửa móp méo. Sức ép của vụ nổ lan rộng hàng chục mét, một số nhà dân gần đó rung nhẹ. Xe bị nổ khi đang đậu tại vườn tràm xung quanh có vài nhà dân. "Tiếng nổ như bom làm tôi ù tai. Đến khi chạy ra ngoài thì thấy tài xế đã bất tỉnh, hàng ghế tài bốc cháy", bà Hường, nhà cách hiện trường khoảng 30 m, nói.Một mảnh vỡ trần xe bị hất tung, mắc trên cành cây tràm cao gần chục mét.Một mảnh vỡ trần xe bị hất tung, mắc trên cành cây tràm cao gần chục mét.Phần cản sau của xe văng đến chậu hoa trước sân nhà dân cách đó khoảng 20 m.Theo gia đình nạn nhân, sáng 4/11, tài xế Phú lái xe đưa đón lãnh đạo và nhân viên công ty. Đến chiều, anh lái xe đi đổ xăng, khi chạy về cách nhà gần 100 m thì xảy ra sự việc. Anh có vợ và hai con, làm ở công ty hơn 5 năm. Ôtô bị nổ là của công ty.Phần cản sau của xe văng đến chậu hoa trước sân nhà dân cách đó khoảng 20 m.Theo gia đình nạn nhân, sáng 4/11, tài xế Phú lái xe đưa đón lãnh đạo và nhân viên công ty. Đến chiều, anh lái xe đi đổ xăng, khi chạy về cách nhà gần 100 m thì xảy ra sự việc. Anh có vợ và hai con, làm ở công ty hơn 5 năm. Ôtô bị nổ là của công ty.Đến 16h, công tác khám nghiệm hiện trường hoàn tất, ôtô được di dời để phục vụ công tác điều tra. Hiện chưa có thông tin về nguyên nhân vụ nổ.Đến 16h, công tác khám nghiệm hiện trường hoàn tất, ôtô được di dời để phục vụ công tác điều tra. Hiện chưa có thông tin về nguyên nhân vụ nổ. Không loại trừ nguyên nhân phá hoại. Phát nổ từ phía trong. Có thể bị rò rỉ khí hay chất gì rất dễ cháy. Phải có gì đó có sức công phá cực lớn mới làm chiếc xe nổ tanh bành như vậy, nát bươm hết chiếc xe, đúng là rất lạ Nhìn cái xác xe mà mừng cho anh tài xế vẫn còn sống. Chúc anh mau khoẻ lại! Các chi tiết trong xe được thiết kế không có gì để có thể phát ra tiếng nổ to như thế. Chỉ có thể là vật mang theo xe hoặc nổ bình xăng Hóng nguyên nhân Nghe không bình thường, có thể có vật liệu dễ cháy nổ trên xe. Cái này là không bình thường Khả năng là tài xế vừa sạc điện thoại vừa sử dụng làm cho nổ pin và nổ dây chuyền không? Ôi trời ơi nhìn k còn hình hài gì luôn. Cầu cho tài xế mau chóng bình phục Nhìn xe vẫn mới lắm. Nhìn cái xác xe mà thương a tài xế. Cầu mong bình an đến với anh. bản thân tự chiếc xe ko thể nổ kiểu vậy được . có thể do chất gây nổ được để trong xe thôi . Nổ gì như bị đặt bom vậy. Xe rách tươm luôn Không đơn thuần là một vụ tai nạn...có dấu hiệu hình sự rồi đây. Có vật gây nổ trên xe.
Bình Định muốn mở rộng sân bay Phù Cát Ngày 5/11, ông Nguyễn Tự Công Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết địa phương vừa đề xuất Bộ Giao thông Vận tải xem xét, kiến nghị Thủ tướng cho chủ trương khảo sát, lập quy hoạch mở rộng Phù Cát thành sân bay quốc tế.Cách trung tâm TP Quy Nhơn 30 km về phía Tây Bắc, cách quốc lộ 1 khoảng 1,5 km về hướng Tây, sân bay Phù Cát hiện có một nhà ga hai tầng, phục vụ được 600 khách vào giờ cao điểm, công suất thiết kế 2,5 triệu khách một năm; một đường băng dài hơn 3.000 m, rộng 45 m và sân đỗ với 7 vị trí.Theo đó, UBND tỉnh Bình Định kiến nghị đầu tư mở rộng sân đỗ (từ 7 lên 14 chỗ đậu); làm đường băng thứ hai đạt chuẩn 4E từ nguồn ngân sách nhà nước để có thể khai thác các máy bay lớn như Boeing 787, 777, Airbus A350. Địa phương cũng muốn xây mới nhà ga theo phương thức PPP (đối tác công - tư). Khi đó, công suất sân bay lên 5 triệu khách một năm, hàng hóa đạt 50.000 tấn một năm.Theo ông Hoàng, những năm qua ngành du lịch Bình Định phát triển, nên sân bay Phù Cát thường quá tải nhất là vào các dịp có tổ chức hội nghị, sự kiện, lễ, Tết. Dự báo đến năm 2025 địa phương sẽ đón khoảng 7,5 triệu hành khách và con số này là 12 triệu vào năm 2030, nên việc nâng cấp hạ tầng sân bay là cần thiết. Tuy nhiên, việc này mới ở giai đoạn xin chủ trương, khi được đồng ý, tỉnh mới có kế hoạch chi tiết hơn về nguồn vốn, kêu gọi xã hội hóa cũng như thời gian thực hiện.
6 tiêu chí quy hoạch mạng lưới sân bay Tại tọa đàm "Huy động nguồn lực xã hội đầu tư cảng hàng không" chiều 4/11, Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) - đơn vị lập quy hoạch, công bố 6 tiêu chí quy hoạch sân bay.Các tiêu chí gồm: Dự báo nhu cầu vận tải bằng đường hàng không; điều kiện tự nhiên nơi bố trí cảng; tiềm năng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng - an ninh cho khu vực; khả năng phục vụ khẩn nguy cứu trợ. Cuối cùng là khoảng cách từ sân bay đến trung tâm đô thị và đến sân bay lân cận.Ông Lê Đỗ Mười, Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải, giải thích sân bay đưa vào quy hoạch phải dựa trên tổng thể nhu cầu phát triển của kinh tế - xã hội, nhu cầu vận tải có thật của địa phương, khu vực, chứ không chỉ là mong muốn của nhà đầu tư."Thu hồi vốn sân bay rất lâu, khi quy hoạch rồi mà nhà đầu tư không làm nữa thì lại thành lãng phí. Sai lầm nối tiếp sai lầm", ông Mười nói và cho biết Viện đang rà soát một số sân bay địa phương đề xuất theo các tiêu chí trên để bổ sung vào dự thảo quy hoạch.Ông Phạm Văn Hảo, Phó cục trưởng Hàng không Việt Nam, cũng cho rằng đầu tư sân bay không đơn thuần như dự án bình thường, không chỉ có đất mà còn liên quan phương thức bay, cất, hạ cánh, nghiên cứu hướng gió, khí hậu, thời tiết trong 5-10 năm, có thể vài chục năm để có đường bay ổn định."Đơn vị lập quy hoạch đã xây dựng bộ 6 tiêu chí lớn và gần 30 tiêu chí nhỏ. Với hàng không, tiêu chí an toàn là trên hết, không phải là lợi nhuận. Sân bay chỉ là điểm kích hoạt động kinh tế - xã hội vùng miền phát triển", ông Hảo nói.Là một trong gần 10 tỉnh, thành muốn xây sân bay, ông Nguyễn Thanh Ngọc, Chủ tịch tỉnh Tây Ninh, nói: "Tây Ninh không phải thấy các tỉnh có sân bay thì đề xuất. Chúng tôi tư duy quốc gia chứ không phải cục bộ địa phương". Dư địa của Tây Ninh về phát triển du lịch rất lớn, sân bay giúp tỉnh chia sẻ kết nối vùng, đón khách từ Campuchia. Riêng núi Bà Đen năm nay đón khoảng 5 triệu khách, nếu thành khu du lịch quốc tế thì năm 2030 có thể lên tới 7-9 triệu khách.Ông Ngọc cho rằng cần đánh giá xem khu vực nào có sân bay mang tầm quốc gia, quốc tế để tập trung nguồn lực đầu tư công. Với khu vực khác, nếu có tiềm năng, đáp ứng tiêu chí thì phân cấp cho địa phương. Nếu địa phương dùng đầu tư công thì phải bảo đảm hiệu quả, tự cân đối xem làm đường bộ trước hay xây sân bay. Còn nếu huy động vốn xã hội hóa thì chỉ nên coi đó là một dự án đầu tư và nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm.Một số đại biểu nêu giải pháp thu hút vốn đầu tư xã hội hóa cảng hàng không. Ông Phạm Ngọc Sáu, Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, cho biết nhà đầu tư quan tâm nhất là hành lang pháp lý, nhà nước cần có chính sách rõ ràng để họ yên tâm. Như Luật hàng không trước đây nói đất đai do cảng vụ hàng không quản lý, kiểm soát khiến nhà đầu tư băn khoăn.Triển khai sân bay mới thì cần liên kết chặt chẽ giữa bộ ngành và địa phương, cần công bố thông tin, dự án để nhà đầu tư tiếp cận. Sau khi khai thác, sân bay cần có nhiều đường bay và hỗ trợ của địa phương, như tỉnh Quảng Ninh miễn phí cho du khách thăm vịnh Hạ Long, Yên Tử, miễn phí xe buýt đến Hạ Long.Cũng theo ông Sáu, thu hồi vốn sân bay rất lâu, như Vân Đồn thời gian hòa vốn có thể 46 năm. Ở Việt Nam rất ít sân bay có lãi, trừ Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng. Tuy nhiên, sân bay sẽ đóng góp phát triển kinh tế địa phương, như cảng Vân Đồn đã thay đổi diện mạo của huyện Vân Đồn. Cụ thể, ngân sách huyện năm 2015 là 130 tỷ đồng. Từ năm 2020, ngân sách vượt 1.000 tỷ đồng mỗi năm.Ông Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch tỉnh Lào Cai, nói các tỉnh đề xuất sân bay mới đều rất có tiềm năng, dư địa để phát triển, song đầu tư sân bay chưa thể có lãi, nếu nhà đầu tư nghiên cứu kỹ không chắc sẽ tiếp tục. Để thu hút nhà đầu tư, ngoài cơ chế về chia sẻ doanh thu, địa phương cần được cởi trói về thể chế.Chủ tịch tỉnh Lào Cai dẫn chứng, sân bay Lào Cai dự kiến đến năm thứ 46 mới thu hồi vốn, song tỉnh có các thể chế giúp nhà đầu tư, ví dụ thu thuế từ các hoạt động kinh doanh, hưởng lợi từ sân bay.Ông Nguyễn Anh Dũng, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư (Bộ Giao thông Vận tải), cho hay nhu cầu vốn đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không giai đoạn 2021-2030 theo quy hoạch là khoảng 403.100 tỷ đồng. Theo kế hoạch, Tổng công ty Cảng hàng không (ACV) cân đối được khoảng 265.150 tỷ đồng; Bộ Giao thông Vận tải được 9.840 tỷ đồng. Do đó, ngành cần huy động thêm khoảng 128.115 tỷ đồng từ xã hội hóa. Ngoài ra, một số địa phương đề xuất nghiên cứu quy hoạch cảng hàng không thì sẽ cần thêm vốn lớn.Theo lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam, đến nay cơ quan này nhận được khoảng 10 đề xuất của UBND các tỉnh thành về xã hội hóa cảng hàng không. Cục đang làm việc trực tiếp với các địa phương để đánh giá, chuẩn bị báo cáo lên Thủ tướng về các đề xuất này.Cuối năm 2021, Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ dự thảo quy hoạch mạng cảng hàng không toàn quốc, giai đoạn 2021-2030 có 28 cảng bao gồm: 14 cảng quốc tế (Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc); 14 cảng quốc nội (Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau và Côn Đảo).Sau đó gần 10 địa phương đề xuất quy hoạch sân bay như Hà Giang, Tuyên Quang, Kon Tum, Ninh Thuận, Biên Hòa, Tây Ninh... Mở sân bay phía Nam Hà Nội như Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình bảo đảm khai thác sầm uất không thua kém Nội Bài Ngoài Nội Bài với TSN thì tôi thấy các sân bay khác đều đang "ế", sân bay chỉ đông ở một số thời điểm trong năm. Vậy nên nhiều địa phương nói sân bay sẽ thúc đẩy kinh tế hay tạo động lực là không có cơ sở (Vân Đồn, Cần Thơ,... sân bay quốc tế nhưng ế mấy năm nay). Người dân đi máy bay phần đông là vì du lịch thay vì công việc. Hàng không nước ta có lẽ đã đạt tới ngưỡng phát triển hiện tại, tôi đoán phải chục năm nữa mới tăng trưởng được tiếp. Các tỉnh muốn mở sân bay thì hãy thí điểm sân bay lên thẳng trước đi, chi phí thấp hơn, dễ điều hành hơn, di chuyển trong cự li ngắn thuận tiện hơn kể cả cứu hộ. Khi nào sân bay lên thẳng quá tải hẵng tính đến sân bay lớn.
Lương 4,5 triệu mỗi tháng tiết kiệm 700 nghìn đồng Ra trường, tôi may mắn thi đậu vào công chức một thành phố lớn, tôi bước chân vào hành trình công việc của mình. Mức lương năm đầu tiên là của công chức tập sự với 2.963.000 đồng một tháng, tức hưởng 85% của bậc 1 công chức (bậc 1 là 3.486.000 đồng = hệ số 2,34 * lương cơ sở 1.490.000 đồng).Ba năm tiếp theo, tôi sống giữa chốn đô thị với lương bậc 1 là 3.486.000 đồng. Cộng thêm hỗ trợ, phụ cấp, vị chi một tháng, thanh niên tôi hiện có 4,5 triệu đồng.Tôi tốn 1,5 triệu đồng tiền nhà trọ và điện nước. Việc ăn uống, nhờ đa phần tự nấu ăn cùng mấy ông bạn trọ, tôi mất thêm hai triệu đồng. So với tốn 30 nghìn đồng một suất ăn bình dân, xem bộ tôi cũng tiết kiệm được chút ít. Chi phí cho xăng xe, đi làm các kiểu, nhất là trong thời kỳ này, mỗi tháng thêm khoảng 300 nghìn đồng.>> Nội trợ giữa 'cơn lốc' thu nhập giảm, giá cả tăngVậy là trừ đi sinh hoạt phí cơ bản, tôi còn 700 nghìn đồng. Nhiều lúc tôi cũng bâng khuâng lắm với số tiền "dư" mỗi tháng này. Chỉ một đám cưới, một tiệc thôi nôi... trong cơ quan, họ hàng, ít nhất 50% số tiền dư này ra đi.Nhiều lúc muốn về thăm quê, nhưng vé xe đò cũng 300 nghìn đồng một vé, đành ngậm ngùi thôi tết hẵng về. Nhiều lúc muốn tham gia một khoá học để bổ trợ kiến thức, kỹ năng, nhưng học phí thường cao quá, bằng mấy lần số dư đó.Nghĩ tới tương lai, phụng dưỡng cha mẹ, hỗ trợ em út học hành, cưới vợ, nuôi con, tôi càng suy tư. Sắp tới, tăng lương cơ sở, là một điều đáng mừng, ít ra, tôi cũng dư thêm được 700. nghìn nữa, có điều kiện để làm nhiều điều có ích hơn, cho bản thân, gia đình và cho cuộc đời.Hoa Trung >>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây. Bạn đừng nghe dư luận làm gì cho mệt đầu, mình phải có lập trường của mình chứ. Ăn uống đảm bảo sức khỏe để làm việc và phù hợp với thu nhập của mình là ok. 30k ăn sáng ở đất SG là không cao đâu bạn, bạn chi tiêu khá cơ bản đấy, hy vọng sẽ tiết kiệm đc nhiều tiền trong tương lai ! Cái này tùy vào quan điểm của mỗi người. Ngày trước chị vừa mới ra trường, lương năm 2013 của chị là 7tr. Không biết so với 9,5tr của em bây giờ có cao không. Chị sống ở thủ đô. Ngày đó mới ra trường và chị ở trọ cùng với bạn. Sáng ra chị dậy nấu cơm để ăn sáng và mang đi ăn trưa luôn. Làm văn phòng ở Hà Nội đợt đó c 8:30 mới bắt đầu làm. C thấy còn độc thân thời gian rảnh cực nhiều. Buổi tối thì hôm nào c đi học văn bằng 2 thì bạn chị nấu, còn hôm nào không đi học thì c nấu. Nói chung hầu như c không có khái niệm ăn ngoài. Cái căn bản là chị thấy ăn ngoài không ngon, đồ ăn mất vệ sinh và cũng tốn kém. Thỉnh thoảng cũng ăn không sao, ngày nào cũng ăn thì thực sự là chị thấy rất tốn. Còn nếu e làm đồng nào xào đồng đó thì cũng không cần quá nặng nề việc tiết kiệm. Chị là con gái Bắc nên có lẽ tư tưởng cần phải tiết kiệm 1 khoản dự phòng ốm đau, bệnh tật nó ngấm vào máu rồi. Và tới giờ lấy chồng 7 năm, chị hầu như rất ít ăn ngoài. Thỉnh thoảng cả nhà đổi gió thì được, chứ còn bảo cơm ngoài thay cơm nhà thì thực sự chị thấy không ngon mà lại tốn kém trong khi thu nhập mình không phải là cao. Mình ăn gì, uống gì thì không cần hỏi ý kiến của ai cả. Tôi dậy sớm chạy thể dục 30 phút, tiện mua quả trứng hoặc 10k thịt.Cắm lại cơm từ hôm trước cho nóng.ăn sáng khá ngon lành, chi phí chắc cũng cỡ 15~20k Em mới 23 tuổi, tức ra đi làm hơn 1 năm, mức lương thực nhận 9.5tr tức lương gross trên 10tr như vậy là khá ổn so với mặt bằng chung của sv mới ra trường. Rất ít cty trả lương trên 10tr cho nhân viên chưa có kinh nghiệm hoặc mới đi làm. Với người trẻ, khoảng 3-4 năm đầu tiên là thời gian tích luỹ kinh nghiệm, bồi dưỡng nghiệp vụ công việc, thu nhập đủ sống, không lệ thuộc gia đình, có dư chút đỉnh đã là tốt rồi. Từ năm thứ 5 trở đi mới là thời kì vàng để bung sức.Vấn đề ở đây là chi phí thực phẩm, ăn uống ở thành phố quá cao. Em có thể nấu ăn ở nhà mang theo cơm trưa sẽ tiết kiệm thêm chi phí.Sau 2-3 năm nữa khi lương tăng hay nhảy việc khác lương cao hơn thì sẽ ít áp lực hơn thôi. Cứ refresh lại mọi thứ sẽ ổn. Những người nói bạn như vậy rảnh thiệt nhưng bạn còn rảnh hơi hơn cả họ vì bạn lại lưu tâm mấy câu nói đó Sang thật. Với lương đó thì tôi sẽ tự pha cafe.Tuy nhiên tôi không phải là bạn, nên có thể bạn có suy nghĩ riêng. Loay hoay sống quá. Ăn đi cho đủ sức, du lịch đi cho khoẻ mạnh, thong thả đi cho não tăng chất xám, mạnh mẽ đi cho biết bạn đang làm chủ đời này, đằng nào cũng có chung điểm kết thúc chỉ là sớm hay muộn thôi. Đừng cứ luẩn quẩn mãi vấn đề tiết kiệm sẽ mang đến loại khí bó hẹp ko phát triển. Con em gái tớ đã đăt mục tiêu mua nhà sau 2,5 năm bằng cách này ạ. Nó làm cho một trường mầm non tư thục 17tr đồng.Ở chung với bạn một căn bao điện nước mỗi người 1,6tr tiền nhà . Tất cả các bữa trưa ăn tại trường, bữa sáng dạy cắm cơm luộc rau ăn kèm chả hoặc ruốc, trứng luộc, yogurt và chút hoa quả cho cả ngày hết tầm 1tr/ tháng( mình nó) , gạo lấy ở quê tháng 7kg, không nấu cầu kỳ nên chỉ tốn gói bột canh và tí nước mắm.Một năm mua 10 bộ đồ giá dưới 300k hoặc đồ thành lý. Chỗ trọ gần trường nên nó đi bộ buổi sáng và đi grap khi cần. Một tháng trợ cấp 1tr cho hai bé mồ côi nữa. tổng hết 5-6tr một tháng. Mỗi năm nó đi du lịch một lần tầm nửa tháng theo kiểu tự túc tức là phượt cùng bạn tới các địa điểm cần người làm bao ăn ở và trải nhiệm du lịch, chi phí mỗi chuyến như này tầm 2-3tr.Buổi tối nó nhận dạy thêm và làm editor cho một tổ chức trả theo năm tầm 150tr nữa. Thế là 2,5 nó mua một căn nhỏ( vì mục tiêu của nó là sống độc thân) hiện chỉ còn nợ một ít thôi. Và nó giờ tiêu thả phanh hơn nhiều rồi ạĐừng trông chờ vào một nguồn thu nhập, hãy làm nhiều việc để có được điều mình muốn 5 năm trước, Tôi là người ở quê vào tp HCM sinh sống; thời gian đầu tôi chưa tìm được việc ''ngon lành'' xin làm bảo vệ, ở nhà trọ.... để giảm chi phí tối đa cho sinh hoạt thường nhật mà vẫn đảm bảo sức khỏe nên tôi tự nấu ăn; trong căn phòng trọ 9m2 của tôi có 3 thứ ko thể thiếu tôi đã mua đó là chiếc tủ lạnh mini và cái nồi cơm điện + 1 bếp điện mini- Tủ lạnh: Tôi mua ít thịt, cá + trứng + hành lá + rau (khoảng 3 ngày ra chợ một lần) bỏ vào đây.- Nồi cơm điện: tôi dùng để nấu cơm (có thể hấp trứng + thịt bầm+ hành lá bỏ trong cái chén) cho vào lúc cơm vừa cạn nước, khi cơm chín lấy ra ăn luôn; buổi sáng có thể hấp lại cơm và đồ ăn trong lúc bật chế độ hâm.- Bếp điện hồng ngoại và cái chảo, cái nồi nhỏ có thể nấu canh + kho thịt + chiên cá + nấu nc pha cafe lúc có nhiều thời gian hơn.Sau 3 năm với lương bảo vệ hơn 6tr tôi vẫn sống ở HCM và có thời gian đi học thêm để có một nghề nghiệp tốt hơn cho mình; các bạn sẽ nói tôi xạo không thể với mức lương như trên mà có thể tự lo cho mình nhưng câu chuyện của tôi là thật; tôi đã đi Bộ đội nên tự lập và chịu khổ khá tốt;TÓM LẠI HOANG PHÍ HAY TIẾT KIỆM LÀ DO MÌNH THÔI; KHÉO ĂN THÌ NO - KHÉO CO THÌ ẤM - KEO KIỆT THÌ TỰ LÀM KHỔ MÌNH! Kiếm được bao nhiêu tiền là do mình nên ăn thế nào cũng là do mình, sao phải quan tâm lời nói của người khác. Hơn nữa ăn sáng 30k thì cũng là bình thường chứ sang chảnh gì đâu mà sợ. Nếu các bạn có 1 bữa ăn tự nấu thì có thể tiết giảm được chi phí của bữa tối và có thể là cả bữa sáng nữa. Việc này xem ra khó với nhiều bạn nam. Còn như tôi thời trước, vốn không thích cơm hàng cháo chợ nên chi phí ăn uống của tôi cực rẻ. Nhưng giờ ở TP.HCM thì vật giá đã lên rất cao rồi, ăn mì tôm đã không tiết kiệm nổi nữa, chứ đừng nói là mua đồ về nấu hoặc ăn ngoài? Câu hỏi chính xác là: "Tại sao mọi người lại quan tâm đến việc sống như thế nào, ăn ở ra sao của người khác?". Tôi thấy có quá nhiều người rảnh rỗi, thay vì lo cho cuộc sống bản thân lại đi lo cho người khác, lo họ sẽ nhìn mình như thế nào...Trời! sống sao khổ thế không biết. Tôi thích ăn sáng là ăn, không thích thì nhịn, ai nói gì?? :')
Vỡ mộng 'lời 70 triệu đồng sau một buổi buôn đất' Đọc bài viết "Đầu tư đúng đắn trong cơn sóng ngầm giảm giá bất động sản", tôi cũng muốn chia sẻ về câu chuyện buôn bán nhà đất mà chính tôi có cơ hội được tận mắt chứng kiến.Tôi có người sếp, lúc đang thịnh vượng, sở hữu gần 30 căn nhà và đất nền các loại. Khá nhiều trong số đó được ông mua bằng vốn vay ngân hàng (khoảng 50%). Nhưng năm 2006-2007 là thời điểm cực thịnh của thị trường bất động sản. Khi ấy, có lúc, sếp mới đặt cọc mua đất buổi sáng, mà đến chiều đã bán lại được cho người khác, kiếm lời 50-70 triệu đồng trong nháy mắt.Bán xong, tiền lời được bao nhiêu, sếp lại hùn vốn vay để "ôm" thêm mảnh đất khác. Vòng lặp ấy cứ tiếp diễn liên tục, khiến số tiền bỏ ra để đầu tư đất cũng ngày một phình to. Ông quả quyết với chúng tôi rằng, sang năm 2008, giá nhà đất sẽ còn tăng mạnh hơn năm nay.Thế nhưng không may, mọi chuyện diễn biến theo hướng ít ai ngờ tới. Bước sang năm 2008, giá nhà đất bắt đầu chững lại, thị trường dần "đóng băng" khiến việc buôn bán trở nên vô cùng khó khăn. Thế nhưng, sếp vẫn đinh ninh rằng chuyện này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, rồi giá đất sẽ lại lên tiếp. Nghĩ vậy nên ông vẫn tiếp tục dồn tiền "ôm" thêm vài mảnh nữa, thậm chí còn đi vay bên ngoài để trả lãi ngân hàng trong thời gian chờ thị trường hồi phục.Nhưng một năm nữa lại trôi qua, tình hình vẫn chẳng mấy khả quan hơn. Bước sang năm 2009, giá đất còn xuống mạnh hơn nữa. Lúc này, thị trường bất động sản gần như tê liệt khiến Nhà nước phải tìm cách giải cứu bằng cách giảm 50% thuế giá trị gia tăng, nhưng hàng tồn của các doanh nghiệp vẫn còn cao chất ngất, huống chi là đầu tư thứ cấp.>> 'Tám năm mua nhà đất để bảo toàn tài sản'Quyết không nhận thua, sếp tôi vẫn kiên định bám trụ tới cùng. Nhưng đến năm 2011, ông chịu hết nổi vì không còn ai cho vay tiền trả lãi ngân hàng nữa. Cuối cùng ông buộc lòng phải bán dần đất cho chính những người đã cho ông vay tiền với giá rất rẻ mạt. Nếu không làm vậy thì tài sản của ông cũng bị ngân hàng phát mãi.Đến năm 2014, tài sản của ông gần như bằng "0". Ông bán nhà đang ở, đưa vợ con ra thuê phòng trọ mà vẫn còn nợ tới mấy tỷ đồng. Vậy là công cuộc buôn đất làm giàu của sếp chính thức khép lại. Nhưng giàu đâu chẳng thấy mà ông còn mất tất cả, trở về cảnh tay trắng, lại cõng thêm một đống nợ nần không biết đến bao giờ mới trả hết.Tóm lại, sau câu chuyện này, tôi chỉ muốn khuyên các bạn một điều rằng, nếu có tiền dư, không phải vay mượn thêm của ai khác thì bạn hãy nghĩ đến chuyện mua nhà đất để đầu tư tích trữ. Ít nhất, nếu giá không tăng hoặc thậm chí bị giảm, thì bạn cũng chỉ mất chút chi phí, cơ hội và tiền chênh lệch giá so với lúc mua mà thôi. Miếng đất căn hoặc căn nhà của bạn vẫn nằm đó chứ không mất đi đâu. Còn nếu ham lời, vay vốn đầu tư, trong 5 năm mà giá nhà đất không hồi phục, bạn sẽ mất tất cả.>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Tháng 13 triệu mua nhà mặt tiền quận 6? Anh k nói đến thu nhập của vợ a thì tôi hiểu một điều việc lo toan, tính toán chuyện đất đai, nhà cửa là một tay vợ a và gia đình nội ngoại giúp đở nên a mới "bỏ qua cuộc đua mua nhà" chứ nói thẳng 1 câu là a k có khả năng tính đến chuyện đó! Cha thì dựa dẫm vào ông bà để có chỗ ở không phải lo nghĩ thời trẻ, nhưng đến đời con lại bảo chúng phải tự lo không được dựa dẫm, để bản thân an hưởng tuổi già, kể cũng lạ lắm à nha. Mừng cho bác là đến giờ này bác 45 tuổi rồi mà vẫn còn được dựa dẫm vào cha mẹ bác ở căn nhà đang ở. Chứ nhiều gia đình họ ở nông thôn lên thành phố lập nghiệp ko có cha mẹ để nhờ vào, ko có sẵn nhà TP thì đương nhiên họ phải lo tích cóp mua nhà để ở. Chứ làm sao dám mơ ước mua nhà để dưỡng già như bác. Bác thật may mắn hơn rất nhiều người. Chúc mừng bác. Tôi tưởng tác giả đang ở thuê SG rồi mua đất ở tỉnh sau này về ở, hoá ra bạn cũng có nhà mặt tiền q6 đang cho thuê, ở ké nhà cha mẹ, và thêm lô đất ở Tây Ninh.Và chắc chắn những thứ đó không phải trên trời rớt xuống. Như vậy là bạn đâu có bỏ qua cuộc đua, hoặc ai đó đã đua giùm bạn mà bạn không để ý tới thôi. Ai cũng muốn được ăn nhờ ở đậu nhà cha mẹ để tiết kiệm a nhé Đọc bài của chị xong e lại thấy nỗ lực 10 năm tuổi trẻ để mua nhà của e là xứng đáng. Vì hy vọng con em sẽ có thể như chị, có nhà bme để ở rồi nên không cần thiết phải mất chục năm thanh xuân để tích góp mua nhà nữa. Con có thể làm thứ khác mà con muốn. Hay quá anh ơi trong vòng 13 năm từ 200 triệu lương 13 triệu mà đã có được căn nhà mặt tiền Q6 cho thuê rồi đất vườn cùng nhà nửa thì tuyệt quá, dù không biết anh làm gì luôn, dù gì thì chúc mừng anh thật hạnh phúc với gia đình nhé! Tác giả nói vui thật. Có sẵn nhà cha mẹ để ở thì nói gì nữa ông. 45 tuổi thu nhập 13tr một tháng và có 2 con chẳng đủ sống nếu ra ngoài tự thuê nhà chứ đừng nói mua để dành riêng. Tôi đọc đến đoạn lương 13 triệu là thôi. Vì thấy bạn quá siêu. Tay Ninh khí hậu khắc nghiệt đất đai khô cằn không phù hợp cho dưỡng già. Bạn không muốn è cổ trả nợ sao bạn phải đi làm bằng xe đạp? Sao bạn có cái nhà Q6 và sao bạn có miếng đất vườn? Phải chăng lời nói không đi cùng việc làm hay bạn nói theo cách của người khác? Dù sao thì cũng chúc mừng gia đình bạn có của ăn của để. Tôi hơn bạn vài tuổi, con 2 đứa đang học đại học có vài cái nhà, vài miếng đất và vài ngàn met2 đất thừa kế ở quê cách Sài Gòn 100km, muốn nghỉ sớm mà vẫn chưa yẻn tâm nên vẫn đang cày cuốc mỗi ngày bạn à. Thôi cố gắng thêm vài năm nữa, con cái có việc làm rồi nghỉ nhe bạn. Thân Đúng là Sương gió phủ đời trai, tương lai nhờ đằng vợ. Bạn là chàng rể may mắn Hihihi bác tháng 13tr nhưng bỏ qua cuộc đua mua nhà vì được sống cùng bố mẹ, con cái có ông bà phụ giúp. Nhiều gia đình trẻ, họ không có nhà, phải ở nhà thuê, phải tự chăm con nhỏ, phải trợ cấp gia đình nội ngoại nữa (trường hợp con một, nhà có người bệnh, bố mẹ già...). Nhà ở thuê chưa kể trường hợp chủ đòi lại nhà, không dám mua sắm thiết kế gì nhiều vì không phải nhà mình, môi trường xung quanh... Nên tác giả may mắn không bị quá áp lực kinh tế, thì hãy tận hưởng sự may mắn của mình, không nên nói những người đang cố gắng mua nhà là "lãng phí chục năm tuổi trẻ", nhà em cũng đang cố gắng mỗi ngày nhưng ko thấy gì là lãng phí cả. Chỉ cần nhìn cảnh con cái chơi đùa trong tổ ấm rộng rãi ấm cúng của chính mình đã thấy hạnh phúc hơn so với thời ở thuê chật hẹp mất điện thiếu nước rồi. "Thay vì lãng phí chục năm tuổi trẻ trả nợ cho một cái nhà để ở" 45 tuổi mà bạn đưa ra nhận định thật ngô nghê. Sao bạn không nghĩ tuổi trẻ mua nhà để ở, già bán đi có tiền về quê dưỡng già. Bạn giải thích xem lãng phí chỗ nào dùm mình với, với lại bạn nghĩ ai cũng có nhà ba mẹ để ở chung hả??? sinh ra ở vạch đích hoặc là 2 bên đều vạch đích, chứ trên răng dưới cát tút như chúng tôi thì lương 30tr cũng còn lâu mới có nhà mặt tiền Q8 chứ đừng nói Q6
Tầm nhìn 'mua đất 2,1 tỷ cho thuê một triệu đồng' Trong bài viết Nghịch lý miếng đất 2,1 tỷ cho thuê một triệu đồng, một độc giả chia sẻ: "Ba năm trước, chủ đất rao 150 triệu một mét ngang, độc giả thấy quá đắt, và cho rằng 90 triệu mới là giá trị thật. Năm nay về quê nghe một người bạn nói miếng đất đó giờ có giá 350 triệu đồng một mét ngang. Tính ra miếng đất bề ngang 6 mét đó giá 2,1 tỷ đồng. Trong khi mấy ki-ốt được xây bên cạnh, cũng diện tích như thế mà cho thuê một triệu đồng một tháng" và không hiểu miếng đất đó được định giá kiểu gì?"Sau bài viết, một số độc giả cho rằng nếu bỏ qua yếu tố đầu cơ lướt sóng, không thể căn cứ vào giá cho thuê hiện tại để định giá một miếng đất:Theo tôi bỏ qua vấn đề cò đất, lướt sóng, khái niệm "giá trị thật của đất" chính là tầm nhìn của mỗi người. Có người cho rằng việc cho thuê một triệu đồng mỗi tháng thì giá miếng đất hai tỷ đồng là quá cao, không phải giá trị thật.Còn người khác, họ sẽ đánh giá tiềm năng mảnh đất đó, khu vực đó sau 5 năm, 10 năm rồi mới mua nên họ giàu càng giàu thêm. Thực tế nếu đem cho thuê, họ chỉ được thu có 36 triệu tiền cho thuê (3 năm) nhưng phần giá trị mảnh đất lãi hơn một tỷ đồng thì lại bị bỏ qua.Như vậy chủ đất đâu phải mua để cho thuê, họ mua để tính cho tương lai 5 năm, 10 năm nữa. Người có tiền họ sẵn sàng mua những mảnh đất khỉ ho cò gáy, theo cách nói của nhiều bạn là "bò cũng không thèm đứng", đơn giản vì họ nhìn thấy giá trị tương lai của mảnh đất.Anh VũGiá trị miếng đất có thể có hai góc nhìn:Thứ nhất là giá trị sử dụng hiện tại. Hiện tại giá thuê thấp, sinh lãi thấp. Người mua theo hệ giá trị này tất nhiên không muốn mua nếu giá cho thuê, hoặc mục đích sử dụng thấp hơn nhiều so với tiền mua đất mang lại.Thứ hai là kỳ vọng tương lai, một miếng đất tạm thời giá trị sử dụng thấp nhưng tương lai có dự án, nhà xưởng, khu công nghiệp, đô thị phát triển thì giá trị tương lai tăng lên nhiều lần. Vì thế mua bán theo mục đích, hệ giá trị nào là do tầm nhìn, định giá của mỗi người.Quoc Khanh>> Quan điểm của bạn thế nào? Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây. Tôi rời xa gia đình Bố mẹ để đi học đại học lúc 18 tuổi, ra trường 23 tuổi không nhận sự trợ giúp của Bố mẹ nữa, không có gì trong tay ngoài tấm bằng đại học. Tôi không biết mình có đáng mất chục năm như bạn nói hay không nhưng đúng là tôi và cả vợ tôi nữa đã làm việc đầu tắt mặt tối, rất ít đi du lịch, không chơi xe, vay mượn ngân hàng ...và sinh hai con. Hai mươi hai năm từ ngày ra trường tôi và vợ đều 45 tuổi có ba ngôi nhà, một nhà vợ chồng đang ở, một nhà hai con đang ở học đại học giữa Sài Gòn và một nhà cho thuê. Ngoài ra còn vài lô đất khác nữa. Không biết có mất mất chục năm đẹp đẻ nhất của cuộc đời như bạn nói hay không nhưng chắc chắc nhiều chục năm còn lại của cuộc đời tôi chẳng phải lo nghĩ gì về cơm áo gạo tiền, chỗ ở cho mình, cho con cái và cho cả thế hệ cháu nội ngoạii nữa bạn à. Vậy đi thuê thôi tác giả! Đi du lịch hay làm gì cũng nên "bỏ lợn" phòng khi bệnh tật mất sức lao động vẫn có đủ tiền ở nhà thuê nhé, sau này về già thì viện dưỡng lão, đừng tiêu quá tay để ân hận sau này mà thôi. Không ai sống cuộc đời mình cả nên chọn cách thức nào thấy thích nhưng vẫn phải AN TOÀN! Những năm đẹp nhất cuộc đời là những năm nào? Tôi không nghĩ đó phải nhất thiết là những năm tuổi trẻ. Mà là những năm tháng được lao động hết mình, làm ra tiền bạc. Để những năm tháng sau đó an nhàn trong những tháng ngày yên ả, không phải mất mật lo chủ trọ đuổi khỏi cửa hay không có tiền mua gạo ăn.Cho nên tôi vui vẻ làm việc chăm chỉ, kiếm tiền mua nhà, và để dành về sau. Ai đi chơi kệ, tôi ở nhà cặm cụi làm thêm. Thôi thì cứ buông xuôi, đi du lịch ăn uống rồi phát triển gì đó trong suy nghĩ đi. Tự an ủi thế nào cũng được, nhưng nói cho bạn biết sự thật là chẳng ai có nhà mà phải ăn uống tằn tiện hi sinh tinh thần học tập đâu. Không tin thì bạn cứ so sánh xem tinh thần học tập của bạn với những người sở hữu nhà xem hơn hay kém? Không chỉ VN, các quốc gia khác đều mua nhà dựa vào vay và hổ trợ tài chính. Chủ thớt đi đc mấy nước rồi phán như là chỉ có VN mới có đặc thù này? Điều này chỉ đúng theo quan điểm của tác giả, đối với người khác chưa hẳn. Không rõ tác giả có gia đình con cái chưa ?.Đối với nhiều người trong đó có tôi, căn nhà ở SG là mơ ước, tôi cố gắng làm việc, tích luỹ và mua nhà, tôi lập gia đình, có con và vẫn trả nợ mua nhà. Đó đã và đang là khoảng thời gian đẹp nhất của tôi bên gia đình con cái, dấn thân vào công việc, lao động miệt mài để kiếm tiền nuôi gia đình và trả tiền nhà, cảm giác đó rất khó tả nếu bạn chưa lập gia đình.Giả sử bạn có vợ con nhưng bạn ngại mua nhà vì mất thanh xuân để trả nợ thì bạn nghĩ như thế nào khi gia đình mình đi ở trọ, con cái sinh ra tạm trú trong căn nhà thuê, đến tuổi học hành lại phải chuyển nhà nơi khác, hàng tháng vẫn phải đóng tiền thuê cho chủ nhà.Bạn có thể mất 10-25 năm để trả nợ nhưng bạn được sống trong căn nhà do chính bạn sở hữu. Hãy suy nghĩ về cảm giác đó nha bạn. Bạn nói đúng, mua nhà phải vất vả, điều đó là đương nhiên. Ở các nước khác bạn từ tay trắng có nhà cũng phải cày cả chục năm (ít hay nhiều tùy nước, tùy năng lực)Bạn mua nhà ko chỉ cho bản thân bạn, mà con cho thế hệ sau. Nếu bạn ko chịu vất vả thì đời con bạn phải chịu thôiNhiều người đề cao chủ nghĩa YOLO (you olny live once). Đúng, bạn chỉ sống 1 lần, nhưng sống mấy mươi năm lận. Cứ sợ mất đi tuổi trẻ ko có thời gian ăn chơi hưởng thụ. Quan điểm của tôi thì thà tốn 20-30 năm làm việc từ 20 đến 50 tuổi, rồi phè phỡn ăn chơi tới cuối đời. Tuổi trẻ ko cày, ko mua nhà thì cuối đời vất vả, sống trọ nay đây mai đó, kéo sang cả đời con Điều bạn nói rất đúng, nếu như thu nhập của bạn cứ ổn định và liên tục tăng, cả cuộc đời không có bất kỳ biến cố nàoNhưng chẳng may có biến cố, sa cơ lỡ vận hay chuyển đến thành phố khác, bạn có thể bán căn nhà bạn đang thuê để lấy tiền chứ? Tôi cũng đang trả góp một căn nhà nhỏ. số tiền vay chỉ 5-600 triệu. Đôi lúc nghĩ cũng chán thật, cuộc sống của tôi chỉ quanh quẩn kiếm tiền trả nợ, thu nhập hầu như bị bòn rút gần hết bởi số tiền trả hàng tháng. Trả góp, chắt chiu để dành mua nhà có gì không tốt? Khi cần kíp cũng có thể bán đi và có 1 số vốn kha khá để làm ăn hay xoay sở hoặc để dưỡng già. Làm bao nhiêu xài bấy nhiêu không biết cần kiệm đến lúc ngặt nghèo thì khổ bản thân mình trước, rồi tới vợ chồng con cái, ba mẹ. Thanh niên bây giờ sống rất phóng khoáng và hưởng thụ, chưa biết câu: "tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn". Tôi năm nay 40, có 4 căn nhà và giờ rất yên tâm nếu có tai nạn hoặc đau bệnh mất sức lao động, con cái không bị ảnh hưởng chuyện học hành. Không hiểu tôi sống vậy có sai không? Trong lúc bạn tận hưởng cuộc sống thì bạn bè đồng trang lứa cầy bục mặt, sau này nhìn lại không bằng bạn bằng bè lại đổ số phận các bạn may mắn hơn. Mình nghĩ mọi người đừng đổ lỗi cho xã hội, vì ai cũng phải tính toán phù hợp với khả năng và thưc tế. Cơ chế thị trường, nếu cầu ít (số đông người đều cùng suy nhĩ như tác giả) thì giá đất sẽ không tăng nhanh; nhưng nếu bạn hiểu 1 ít về kinh tế thì bạn sẽ thấy rằng khi mức thu nhập đầu người tăng thì đương nhiên số lượng người có khả năng tài chính tăng, trong khi cung nhà đất trong 1 khu vực không thể tăng (vì số lượng bão hòa) thì phải đẩy giá lên cao (ví dụ đơn giản, có 1 căn nhà nhưng có đến 2 người muốn mua bằng mọi giá, người A có 1 tỷ, người B có 1,1 tỷ thì người trả giá 1,1 tỷ sẽ mua được; nhưng khi người A tăng thu nhập lên 2 tỷ, người B thu nhập 1,9 tỷ thì người A sẽ mua được với giá cao hơn người B với giá 2 tỷ; suy rộng ra đối với thị trường lớn thì nó cũng giống vậy). Bên cạnh đó giá nhà phụ thuộc vào chi phí xây dựng, mà khi thu nhập đầu người tăng thì cơ cấu chi phí tiền lương đưa vào giá thành sản phẩm vật liệu xây dựng và tiền lương trả cho nhân công trực tiếp xây dựng cũng sẽ tăng làm cho giá nhà + đất sẽ tăng kép (do tăng giá đất và tăng giá thành xây dựng). Còn việc ai thích khổ trước (vay + trả nợ) thì sẽ sướng về già; ngược lại thì trả thích hưởng thụ không tích lũy thì không có tài chính đảm bảo về già. bạn nhầm rồi, rất rất nhiều người, gia đình chỉ cần 3-5 năm là đủ tiền mua nhà (2-3 tỷ một căn nhà bình dân). Với những người giỏi thì còn thời gian ngắn hơn, nhà cao cấp hơn. Cuộc sống là một chuỗi dài những chọn lựa. Ở góc nhìn của tôi, nếu bạn chọn sân chơi là những đô thị lớn thì hãy tìm cách tăng thu nhập của mình để đạt được mức sống tương ứng, bao gồm cả việc mua nhà, nếu không thì chuyển qua sân chơi nhỏ hơn. Cuộc sống vốn dĩ đơn giản, nếu bạn chỉ làm được những công việc có thu nhập thấp, đó là phân công lao động, nếu giá nhà ở đô thị lớn vượt quá tầm với của bạn, đó là quy luật thì trường. Than vãn chỉ làm tăng thêm năng lượng tiêu cực chứ không làm bạn đạt được mong muốn.
'Không có lý do để cho học sinh mang điện thoại vào lớp' Tôi không đồng tình với quan điểm của tác giả bài viết "Không nên cấm học sinh mang điện thoại tới lớp". Cá nhân tôi thấy rằng, việc quy định không cho học sinh mang theo điện thoại đi học chính khóa là hợp lý, nhằm tăng sự tập trung cho các em, tăng các tương tác thực tế của học sinh.Tốt nhất, hãy để thầy cô, nhà trường tập trung vào công việc giảng dạy, hoàn thành chương trình học trên lớp. Giờ những việc ấy còn đang bị nhiều vị phụ huynh chê lên chê xuống, mà nay còn thêm chuyện quản lý sử dụng điện thoại trong giờ học, rình xem học sinh nào phạm quy để xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến điện thoại... chẳng phải càng khiến giáo viên bị phân tâm hay sao? Vậy nên tôi ủng hộ cấm học sinh đem điện thoại vào giờ học.Ở đây, tôi thấy rất nhiều phụ huynh cứ muốn tiện cho mình và đòi tăng thêm công việc quản lý cho nhà trường, đó là một sự thiếu trách nhiệm. Nói "trường không quản lý được nên cấm" không thực sự chính xác. Nếu ai cũng thấy tiện cho mình, để con tự do sử dụng điện thoại, rồi bắt nhà trường đi quản lý tác hại của nó thì sức đâu làm xuể?Trước đây, câu chuyện ăn sáng cũng vậy, nhiều nhà không quản được con dậy sớm nên cứ dúi đồ ăn vào cặp cho con đến lớ ăn. Mặc nhiên, họ bắt nhà trường phải lưu tâm dọn dẹp, quản lý vệ sinh, ý thức của học sinh. Cho đến khi nhà trường không cho mang đồ ăn đến trường, khối vị phụ huynh hậm hực.Có người bao biện rằng cho học sinh dùng điện thoại trong giờ học để tiện tra cứu thông tin, hỗ trợ việc học. Tuy nhiên, hiện nay, các trường đã trang bị đủ wifi, máy tính của giáo viên, máy chiếu trong lớp để thầy cô có đủ công cụ tìm kiếm, truy cập, đưa thông tin đến với học sinh. Còn đến mức để học sinh ngồi dưới ôm điện thoại tự tìm kiếm thì tôi dám chắc không dưới 10% trong số đó tranh thủ lướt mạng, chơi game, tiêm nhiễm những thứ độc hại. Đến lúc đấy không lẽ phụ huynh lại quay ra chê trách nhà trường không quản lý tốt học sinh?>> Bốn lý do không nên cho học sinh dùng điện thoại trong lớpNhững thứ như làm bài online, tìm kiếm thông tin, xem các video thí nghiệm vật lý... đúng là giờ học sinh vẫn làm, nhưng nên là ở nhà. Bởi trên lớp cần ưu tiên cho tương tác, trao đổi, chỉ ra cái gì đúng cái gì sai, chứ không phải mỗi em làm việc riêng với điện thoại của mình. Nếu giờ nghỉ các cháu ở lại trường, cắm mặt vào xem những thứ gây hại thì là lỗi của nhà trường hay gia đình?Con tôi là học sinh lớp 7, vẫn làm việc riêng trong giờ học. Trường con tôi vẫn thu mấy chiếc điện thoại "cục gạch" vì các cháu lôi ra chơi game trong giờ. Thế nên không phải chỉ cấm smartphone, chặn wifi là yên tâm, cần phải cấm triệt để chuyện mang điện thoại vào lớp. Cái gì có nguy cơ hại nhiều hơn lợi ở môi trường giáo dục thì nhà trường cấm là có lý. Phụ huynh nên sắp xếp lịch, phương án, trang bị công cụ phù hợp quy định thay vì quan điểm tiện lợi cho bản thân nhưng lại muốn nhà trường thêm việc.Tôi muốn đề cập thêm ở đây là tại sao các vị phụ huynh lại cứ có nhu cầu đưa điện thoại cho con mang đến lớp, rồi đòi hỏi nhà trường phải thêm trách nhiệm, chi phí, con người để quản lý việc sử dụng điện thoại của con ở trường? Trách nhiệm của phụ huynh là gì ở đây khi họ giao cho con một thứ có thể tiềm ẩn những nguy cơ xấu khác và sử dụng ở môi trường do tổ chức khác quản lý?Nếu để nhà trường tạm thu, quản lý tạm thời cả nghìn cái điện thoại, lỗi xảy ra với sản phẩm điện tử này thì quy trách nhiệm thế nào? Và cuối cùng, 100% các ý kiến muốn con có điện thoại đều bày ra phương án đòi trường phải thay họ quản lý và kiểm soát tác hại, như vậy có vô lý không?>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. hihi, dùng từ thế hệ trẻ thì hơi bị nhầm rồi bạn. Theo tôi, thời đại bây giờ điện thoại như một cái máy tính - công cụ làm việc vậy. Đừng đổ lỗi cho nó hay cái "thế hệ nào đó" nữa, do cá nhân mà thôi. Không có điện thoại thì người lười việc vẫn cắm mặt vô những thứ khác vô bổ mà thôi, già trẻ như một. Nó cũng giống như người nước ngoài thắc mắc " Sao trong giờ làm việc mà quán cape nào cũng đông " _ Nói tóm lại rảnh là " dán " mắt vào đt với mọi lứa tuổi. Bà xã tôi ngoài 50 còn cắm mặt vào điện thoại nè. Bàn chuyện làm ăn thì cũng thôi, đằng này còn chém gió đủ thứ với mọi loại người. 1 cú chém dài tối thiểu cũng 30 phút. Cái câu "Ừ, thế thôi nhé, gặp lại sau" với người ta là kết thúc cú chém, với bà ấy thì chưa đâu, mới xong chủ đề đang nói thôi, lại bắt sang chuyện khác chẳng liên quan gì chuyện trước đó. Góp ý thì bà ấy bảo "thì cũng phải quan tâm người ta 1 chút chứ, bàn chuyện làm ăn thì nói được bao nhiêu". Bả là sếp còn như vậy huống gì nhân viên. Tôi vừa cắm mặt đọc vừa cắm mặt vô để bình luận đây. Cảm ơn bạn Về nhà 4 người mỗi người 1 cái vưa bấm vừa ăn. Xong lại mỗi người một góc...nản! Bữa hổm dừng đèn đỏ, một thanh niên chạy qua gần hết ngã tư làm cái rầm, vì anh ta chạy xe ga tay trái cầm điện thoại, tay phải bóp thắng trước, hay ở chỗ té chổng vó mà ảnh vẫn không rời mắt khỏi cái đt. Trong giờ làm việc thì không nên dùng điện thoại vào việc riêng trừ khi cần giải quyết vấn đề gđ đột xuất. Còn ngoài làm việc thì tùy như cầu của mỗi người, không ai giống ai. Nên đừng để ý chuyện họ làm gì. Nếu không có smartphone thì làm gì có đọc được những bài viết và cmt như thế này mọi lúc mọi nơi. Không hẳn họ bấm đt là chơi đâu. Rất nhiều người bấm đt để tạo mối qh, để bán hàng, để quảng cáo hàng. Đăng một status lên face để gây chú ý cũng là một cách quảng cáo thu hút người xem để tăng người theo dõi, lần sau bán hàng được nhiều... Đừng nghĩ họ đang chơi nja bạn! Tôi chụp cái hình xong (hình hàng bán nha), tôi cũng không thể để nguyên thế mà đăng bài được! Mà chỉnh sửa cái hình đó cho đẹp, cho đủ tiêu chuẩn bán hàng cũng mất bao lâu cắm mặt vào đt rồi. Thời buổi công nghệ, khách gửi cái tin nhắn, thì dù bạn đang ở thang máy bạn cũng phải cắm mặt vào trả lời càng nhanh càng tốt. Cho nên, thời đại nào cũng có ưu nhược, đừng cho rằng người ta bấm điện thoại là vô bổ hết cả đâu! trên phương diện quản lý, tôi chỉ nói là vấn đề của nv tôi tuyển do sử dụng đt quá nhiều, là kỹ năng sử dụng máy tính quá kém, kỹ năng ứng xử thực tế ngoài mạng xã hội cũng kém, thời gian ko full khách có thể dùng để chăm sóc và nghiên cứu khách cũ, nhưng ko hề, còn giấu diếm chơi đt. tuy ko phải là tất cả các e mới đều vậy, nhưng người rụng đa phần các nv nghiện đt và điện tử Phải gọi là thế hệ cúi đầu, lúc nào cũng cúi đầu vào cái điện thoại. Ngày xưa lúc học đại học dùng điện thoại cục gạch thì chỉ là chơi Rắn gì đó trong những giờ học nhàm chán, lúc ra trường mới bùng nổ Smart Phone. Các anh chị 7x,8x thời mới đi làm ko lướt điện thoại thì sẽ làm gì ? Đừng bảo là 8h/ ngày làm việc nghiêm túc 100%. Ngày trước Tôi từng là nhà Thông thái của xóm, giờ có chị google rồi. Mỗi thời mỗi khác. Thời buổi này mà mấy ông mấy bà cứ đòi con có tuổi thơ như ngày xưa thì mắc mệt. Thế hệ cũ cắm mặt vào quán nhậu, thế hệ mới cắm mặt vào điện thoại cắm mặt vào điện thoại thì làm sao nhỉ, cả xã hội như vậy thì bạn tuyển ai cũng thế thôi. :')
Thị trường lao động 'dễ tổn thương' Gần 4 năm trước, Ly Mí Vàng, 30 tuổi, vượt 2.000 km từ Đồng Văn (Hà Giang) đến Bình Dương tìm việc. Anh không biết chữ, tiếng Việt bập bẹ nên chỉ làm được các công việc tay chân. Vàng làm ở công ty ghế sofa, tăng ca thường xuyên, thu nhập mỗi tháng được hơn 9 triệu đồng. Trừ chi phí ăn ở, đi lại, nam công nhân gửi về quê gần 5 triệu đồng để nuôi vợ con, mẹ già.Năm ngoái, Covid-19 bùng phát, Vàng mất việc. Anh cùng nhiều đồng hương bắt xe về quê trước ngày các địa phương áp lệnh phong tỏa. Nam công nhân không kịp nhận khoản tiền nào từ các gói hỗ trợ của nhà nước. "Lúc đó tôi sợ lắm, nghĩ ở nhà luôn nhưng ở quê không có tiền", Vàng nói. Trước đây thanh niên trong vùng kéo ra khu vực cửa khẩu làm thuê, song từ khi xuất hiện dịch, Trung Quốc cấm biên không còn việc. Lao động túa đi các nơi xin vào các nhà máy.Đầu năm nay, Vàng được một công ty gỗ ở Bình Dương nhận vào làm thời vụ. Được mấy tháng việc nhiều, thu nhập gần 10 triệu đồng, nhà máy bắt đầu giảm đơn hàng, không còn tăng ca, tiếp theo là những đợt cắt giảm lao động. Đầu tháng 7, anh buộc phải hồi hương giữa lúc nhiều doanh nghiệp ở thủ phủ công nghiệp dừng tuyển người do đơn hàng xuất khẩu giảm hàng loạt."Tết sắp đến mà nhà có đến 7 người. Chắc tôi lại phải đi thôi", Vàng nói khi nhận được thông tin có một sàn việc làm sắp được tổ chức ở thị trấn Đồng Văn vào tuần tới, một vài doanh nghiệp ở Bình Dương cần người nên về tận quê để tuyển.Ly Mí Vàng là điển hình của lao động giá rẻ, tức không có gì ngoài sức khỏe, dễ tìm được việc nhưng cũng nhanh chóng bị đào thải khi doanh nghiệp hết nhu cầu. Ông Bùi Văn Lựa, Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Hà Giang, cho biết đầu năm nhiều công ty phía Nam phục hồi sản xuất đã liên hệ địa phương cung ứng lao động. Tuy nhiên đến giữa năm cứ 10 người được đưa đi, 6 người trở về do các nhà máy hết đơn hàng, giảm nhân sự.Theo ông Lựa, người lao động trên địa bàn cần cù, chịu khó, cái gì cũng làm nhưng chỉ dừng lại ở việc tay chân do không có kỹ năng, trình độ thấp và chưa từng học lớp đào tạo nghề chính thức.Báo cáo từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tính đến quý 2/2022, lao động trong độ tuổi của cả nước đạt 51,4 triệu người. Dân số ở thời kỳ vàng nhưng chất lượng lao động "chưa vàng" khi tỷ lệ qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt trên 26%. Thị trường lao động dư thừa người kỹ năng thấp và thiếu lao động kỹ thuật cao. Chính những hạn chế trình độ đã khiến lao động Việt gặp khó trước những biến động lớn như đại dịch, xu hướng dịch chuyển việc làm.Như lúc Covid-19 bùng phát, ngay lập tức tỷ lệ lao động thiếu việc làm, thất nghiệp tăng cao, từ 1,22% quý 4/2019 lên 4,46% (hơn 1,8 triệu người) quý 3/2021. Khoảng 2,2 triệu lao động lao động đã rời thành thị về nông thôn, từ các trung tâm kinh tế lớn về các tỉnh.Theo ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc vận hành toàn quốc Dịch vụ cho thuê lại lao động, Manpower Group Việt Nam, nhân lực giá rẻ vừa là điều kiện thu hút nhưng cũng là điểm yếu về thích nghi của lao động Việt Nam khi doanh nghiệp nước ngoài đưa công nghệ mới vào sản xuất. Khảo sát xu hướng tuyển dụng quý 3-4/2022 do đơn vị thực hiện cho kết quả khoảng 57% doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng nhân lực chất lượng cao.Lao động giá rẻ đồng nghĩa thu nhập không cao. Khảo sát của Manpower Group chỉ ra bình quân lao động làm công ăn lương Việt Nam nhận khoảng 300 USD, tương đương 7 triệu đồng mỗi tháng, thấp hơn khá nhiều so với lao động trong khu vực (1.992 USD) và thế giới (2.114 USD).Một khảo sát khác của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) chỉ ra so với lao động Trung Quốc, Thái Lan, thu nhập hàng tháng của người Việt Nam làm việc trong các nhà máy của Nhật bằng một nửa, chỉ hơn nhân công Lào, Campuchia, Myanmar và tương đương Phillippines với 236 USD mỗi tháng, tức 5,5 triệu đồng."Thu nhập thấp, người lao động không có tích lũy nên họ không đủ sức chống đỡ khi mất việc. Các gói hỗ trợ 1-3 triệu đồng mỗi người trong suốt đợt dịch như muối bỏ biển", PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đời sống Xã hội (Social Life) nói, chưa kể nhiều lao động không nhận được tiền vì vướng mắc thủ tục. Trong khi đó, đến cuối năm ngoái chỉ hơn 15 triệu người tham gia BHXH bắt buộc, đạt 34% lao động trong độ tuổi, khi thị trường gặp các sự cố, nhiều lao động mất việc sẽ nằm ngoài lưới an sinh.Một khảo sát của Viện Social Life được thực hiện trên 1.000 mẫu vào cuối năm ngoái cho thấy trước dịch 45% công nhân có thu nhập từ 5 đến 7 triệu đồng mỗi tháng, gần 30% có thu nhập dưới mức 5 triệu đồng, hơn 60% lao động không thể để dành. TS Lộc cho rằng sau dịch, gần một nửa người tham gia khảo sát cho biết chỉ có thể cầm cự được một tháng nếu không có việc làm. Nền kinh tế hiện nay phụ thuộc nhiều vào lao động phổ thông với các ngành dệt may, da giày, điện tử, gỗ... và chủ yếu phục vụ xuất khẩu. Do đó, thị trường thế giới "hắt hơi, sổ mũi", hàng triệu công nhân trong nước sẽ lao đao.TS Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, nói thị trường lao động ở các thủ phủ công nghiệp mong manh, dễ tổn thương còn đến từ việc các địa phương chưa đầu tư đúng mức cho hạ tầng an sinh xã hội. Đơn cử, chỉ 8% công nhân nhập cư đến TP HCM ở trong nhà lưu trú, còn lại phải thuê trọ. Người lao động làm việc nhiều năm ở thành phố nhưng vẫn bị xem là tạm cư ngắn hạn. Các dịch vụ y tế, giáo dục cho họ và con em gần như không được tính đến. Do đó, họ không cảm thấy gắn bó, dễ dàng rời đi.Theo ông Lợi, khi thu nhập của người lao động còn thấp, gặp các sự cố như dịch bệnh, các gói hỗ trợ của nhà nước rất quan trọng để giúp họ vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, qua thực tế triển khai các chính sách vẫn còn cứng nhắc, thiếu linh hoạt, chưa trao quyền cho các địa phương. Tiền đến tay người lao động không kịp thời cũng là lý do khiến họ thất vọng và khó gắn bó lâu dài với thành phố.TS Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam, cho rằng lao động giá rẻ là hệ quả của quá trình dài các địa phương chấp nhận nguồn vốn FDI chảy vào những ngành thâm dụng lao động. Những vấn đề của thị trường lao động Việt Nam tồn tại nhiều năm, bộc lộ rõ nét khi dịch bệnh ập đến hoặc kinh tế suy thoái.Thống kê của cơ quan chức năng, hơn 90% dòng tiền FDI vào Việt Nam chỉ tập trung trong các ngành sản xuất giản đơn như may mặc, chế biến lương thực – thực phẩm, lắp ráp linh kiện điện tử. Đây là những ngành có xu hướng sử dụng lao động tay nghề thấp, thậm chí chưa cần qua trường lớp đào tạo.Dự báo của JICA cũng chỉ ra dân số Việt Nam sẽ già đi "cực kỳ nhanh" vào năm 2050, chỉ còn 60% dân số trong độ tuổi lao động và một phần dân số sẽ trên 60 tuổi. Trừ khi tăng trưởng năng suất và tỷ lệ tham gia thị trường lao động được cải thiện, già hóa dân số dự kiến dẫn đến tăng trưởng kinh tế chậm hơn đáng kể và làm tăng khả năng thiếu lao động. Lúc này Việt Nam sẽ mất lợi thế lao động giá rẻ trong các ngành đòi hỏi kỹ năng thấp và thâm dụng lao động.Chuyên gia Lê Duy Bình cho rằng những ngành như gỗ, dệt may, da giày sử dụng hàng triệu lao động không thể là tương lai của Việt Nam. Các doanh nghiệp cũng sẽ phải chuyển đổi để đi lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị. Vai trò của nhà nước là chuẩn bị cho người lao động đi theo quá trình dịch chuyển. Nếu không sớm thay đổi đào tạo, bù đắp các kỹ năng cho người lao động, có thể dẫn tới nguy cơ mất tính cạnh tranh. Lao động đối mặt với thất nghiệp, không còn bất kỳ nguồn thu nhập nào trong khi hệ thống an sinh chưa nâng đỡ được hết."Lao động như Ly Mí Vàng cần được đào tạo để tham gia vào nền nông nghiệp công nghệ cao tại địa phương, không thể di chuyển hàng nghìn km để làm công nhân", ông Bình nói.Lê Tuyết Công nhân sẽ là ngành đầu tiên mất việc làm bởi robot.Nên muốn hay không muốn cần phải nhìn vào thực tế là công nhân muốn thoát nghèo thì buộc phải tự đi họ nâng cao tay nghề thành công nhân kỹ thuật, hoặc chuyển đổi ngành nghề. Chứ cứ làm công nhân lao động giản đơn thì cho dù ở bất kỳ quốc gia nào, anh vẫn mãi mãi nằm ở tầng đáyNhiều bạn hỏi tiền đâu, thời gian đâu đi học, xin thưa đó là chi phí các bạn tự phải tự vay mượn bỏ ra đầu tư, của đau con xót thì mới có quyết tâm, có động lực, có hiệu quả. Cứ nhìn vào các lớp học nghề miễn phí thì rõ, người học không mất tiền, nên vừa học vừa chơi, học xong cũng chả có việc làmSinh ra trong cái nghèo không phải là cái tội, nhưng mà không nỗ lực thoát nghèo thì lại là cái tội, hãy hỏi tại sao người ta cũnh có xuất phát điểm thấp như mình, người ta vươn lên được, còn mình thì không Tốt nghiệp ĐHSP hẳn hoi, ra trường, thi tuyển viên chức và được tuyển dụng trở thành giáo viên với mức lương 4 triệu 50 nghìn một tháng. Tôi từng đi học, ra trường kiểm việc ( làm cả công nhân) rồi làm quản lý, giờ ra ngoài mở doanh nghiệp làm riêng ( hiện tại có 20 cn), Tôi nhận thấy 1 điều, ở VN tại sao người hơn 20 tuổi rồi mà ko có 1 chút kỹ năng làm việc, đi làm thì đi muộn về sớm, trước khi hết giờ 15-20 phút là ko làm, chuẩn bị tư thế để về, bình quân 20 người thì có được 1 người là chịu khó, biết việc. Một chi tiên tôi rút ra rất ngược đời là người lười hay đòi hỏi, hay phàn nàn và ngược lại. Cũng giống như các bạn bán hàng hay nói " người hỏi nhiều thì mua ít, người ít hỏi mua đc nhiều". Với thái độ làm việc như hiện nay thì mọi người hãy nhìn thẳng vào sự thật là còn rât..rất lâu nữa mới thay đổi được. Mọi tầng lớp lao động tại VN đều rất dễ tổn thương, từ công nhân đến nhân viên y tế, giáo viên. Vì thu nhập quá thấp và đặc biệt tốc độ tăng thu nhập luôn thua xa tốc độ tăng chi phí tiêu dùng. Giá xăng dầu, điện nước, thực phẩm và cả học phí của con em họ đều chạy nhanh hơn nhiều so với thu nhập, cuộc đua mãi mãi không cân sức thì sẽ rất nản... Chúng nên bỏ quan niệm lao động giá rẻ để cho người lao động có được mức thu nhập đảm bảo trang trải cuộc sống, chứ lương của lao động ở VN kể cả tăng ca đi đôi với chi tiêu cắt xén cũng chỉ tạm đáp ứng nhu cầu sống cơ bản, chưa kể con cái đến ngày tựu trường hay lao động cần khoản chi tiêu cao phải lo chạy mượn. Vấn đề nước ta đang rất mâu thuẫn khi cử nhân, kĩ sư thất nghiệp nhiều, còn công nhân thì lại tay nghề thấp. Vậy chúng ta đang thừa thầy, thiếu thợ giỏi chứ không phải thiếu trình độ. Với đồng lương bèo bọt, không có trợ cấp gì, tiền làm thì đủ chi tiêu tiết kiệm. Vậy bao năm họ đi làm tích cóp được gì... Nhiều người biểu phấn đấu... nhưng dựa trên cơ sở nào, phải có hướng thì họ mới phấn đấu được. Chứ ngày 8 h, chưa kể tăng ca... chính vì họ coi công việc chỉ tạm thời nên khi có sự cố thường họ bỏ việc ngay... Ở các nước CV cũng vậy, cũng sản phẩm đó, cũng CTY đó nhưng mức lương lao động hai quốc gia khác nhau. Người tạo ra sản phẩm, tạo ra giá trị thì nhận lương thấp, nghèo không đủ sống còn một số người không tạo ra sản phẩm giá trị có khi lại sung túc. Rẻ vì cắt hết mọi quyền lợi chính đáng của nlđ thì rẻ làm j Thu nhập thấp, an sinh kém, phúc lợi cũng ko đủ thì giá rẻ thật sự không bền vững và cũng không đem lại lợi ích gì cho nlđ cũng như cho xã hội cả. Nhân công giá rẻ là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam nhiều năm qua ... hậu quả là công nhân sức cùn lực kiệt ở tuổi trung niên, chưa đến tuổi hưu đã hết sinh lực để sống nói chi nghĩ ngơi hưởng thụ tuổi già ... trong khi nước không có "Nhân công giá rẻ" nhiều người còn vẫn muốn đi làm cái gì đó "cho vui ít, thì giờ nhàn rỗi ". :') Bài toán lương cao , giá cả thấp , lạm phát ít . Đau đầu cơ quan quản lý Với tốc độ phát triển khoa học hiện nay thì tương lai lao động chất lượng thấp sẽ thay bằng máy móc hết, người làm chủ chẳng cần thuê nhiều nhân công làm gì. Tự người việt mình phải phấn đấu thôi, học nghề cũng được, học đại học, cao đẳng cũng được miễn có tấm bằng trên tay thì đỡ bị sa thải hơn lao động phổ thông. Các tập đoàn sẵn sàng thuê người tốt nghiệp đại học làm trái ngành trả lương cao nhưng chẳng ai chịu thuê công nhân lao động đơn giản giá cao cả Thật hổ thẹn lương của bạn ý bằng số lẻ của mình mà chả có dư đồng nào gửi về quê :-/ Đúng là dễ tổn thương thật. Mới dịch thì công nhân bỏ hết việc về quê, sau dịch thì tràn ra thành phố tìm việc, doanh nghiệp mới hết đơn hàng thì lại ùn ùn về quê (Bình Dương), có thời điểm doanh nghiệp đổ xô cả về quê mà không tuyển được lao động, gần Tết thì công nhân lại lao đao tìm việc
Thu hồi trên 1.300 ha đất làm vành đai 4 vùng Thủ đô Chiều 30/9, Ban Chỉ đạo triển khai dự án đầu tư xây dựng vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị cam kết tiến độ và ký giao ước thi đua trong công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư.Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Trưởng ban Chỉ đạo, cho rằng với dự án có khối lượng lớn và nhiều đặc thù như vành đai 4 vùng Thủ đô, công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư là chìa khóa quyết định sự thành công.Qua tính toán, diện tích đất cần giải phóng mặt bằng rất lớn, hơn 1.300 ha. Trong đó, Hà Nội khoảng 740 ha tại 7 quận, huyện (Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thường Tín). Bắc Ninh cần thu hồi 320 ha tại 4 huyện, thành phố (Thuận Thành, Quế Võ, TP Bắc Ninh, Gia Bình). Hưng Yên cần thu hồi khoảng 270 ha tại 4 huyện (Văn Giang, Khoái Châu; Yên Mỹ, Văn Lâm).Lãnh đạo ba địa phương thống nhất xây dựng cơ chế chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bổ sung danh mục kế hoạch sử dụng đất để thực hiện dự án xong trong tháng 10/2022; tổ chức lập, phê duyệt, cắm mốc giải phóng mặt bằng và bàn giao ranh giới chậm nhất tháng 11/2022; phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, ban hành quyết định thu hồi đất và giải phóng mặt bằng, tái định cư xong toàn dự án tháng 12/2023.Việc bàn giao 70% diện tích mặt bằng các gói thầu xây lắp được hoàn thành trước ngày 30/6/2023 để phục vụ khởi công và cơ bản bàn giao diện tích còn lại trước ngày 31/12/2023 để thi công công trình. Ba địa phương thống nhất phấn đấu hoàn thành, đưa vào khai thác tuyến đường từ năm 2027.Ông Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh, cho biết tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo, do trực tiếp Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban. Bốn huyện, thành phố có dự án đi qua cũng đã thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư.Qua rà soát, Bắc Ninh có một số khó khăn, trong đó có khu vực lịch sử đất đai phức tạp, tới đây Tỉnh ủy sẽ có hội nghị chuyên đề, chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường tuyên truyền, vận động, tạo đồng thuận cao đối với dự án, hạn chế thấp nhất đơn thư và xử lý kịp thời các phát sinh.Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên Nguyễn Hữu Nghĩa nhấn mạnh vai trò và ý nghĩa của Dự án đầu tư xây dựng vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội trong việc kết nối, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ông kiến nghị ban chỉ đạo dự án duy trì họp thường xuyên để kịp thời đôn đốc, tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai.Tuyến vành đai 4 vùng thủ đô dài 112,8 km, chia làm 7 dự án thành phần, đi qua Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh. Khi đưa vào khai thác, tuyến đường sẽ áp dụng thu phí tự động không dừng.Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 85.800 tỷ đồng. Nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 là 41.860 tỷ đồng, bao gồm hơn 19.380 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; nguồn vốn ngân sách địa phương hơn 22.470 tỷ đồng (Hà Nội hơn 19.470 tỷ; Hưng Yên 1.000 tỷ; Bắc Ninh 2.000 tỷ).Nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030 hơn 14.500 tỷ đồng, bao gồm 8.790 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách trung ương; nguồn vốn ngân sách địa phương hơn 5.710 tỷ đồng. Vốn do nhà đầu tư thu xếp hơn 29.440 tỷ đồng.Võ Hải Nên ưu tiên đoạn tuyến từ đại lộ Thăng Long ra quốc lộ 5, 5b để giải cứu vành đai 3 và cầu Thanh Trì. Tiến độ làm việc là rất nhanh đấy, ngày càng tiến bộ trong việc thiết kế và quản lý dự án. Hi vọng sẽ có vành đai 4 đúng như kế hoạch! Tính toán thiết kế làm sao để tránh tắc đường sau 5_10_30 năm đưa vào sử dụng. Nhìn đường vành đai 3 tắc mà phát ớn. Khu đất sông Hồng và Hồ Tây cần phải sớm quy hoạch gọn gàng đẹp đẽ Khẩn trương làm ngay từ tháng 10 này khởi công luôn.Quyết không chậm trễ dù chỉ 1 ngày thiệt hại cho đất nước Giờ nên trải lại nhựa đường trong phố và quy hoạch lại bờ sông hồng còn hơn , quá nhếch nhác và lổn nhổn . Đi về các tỉnh mặt đường còn đẹp gấp mấy lần mặt đường thủ đô nữa, toàn ổ voi ổ gà, đường xá thì cắt ngang cắt dọc để chạy điện chạy nước . Tình trạng đường xá trong nội thành thực sự khủng khiếp Quy hoạch vành đai mở rộng không gian phát triển, nâng tỷ lệ đô thị hóa lên cao 70% ngon, các khu công nghệ cao, tiến tiến trụ cột, , các thành phố vệ tinh, khu vực kết nối tiện ích, dịch vụ cao như cao tốc, quốc lộ rộng đẹp lên 30m, tàu metro, vành đai,... Hạ tầng cây xanh, nguồn nước, không khí,...Hạ tầng kỹ thuật gọn ngầm hóa, đảo bảo cuộc sống tốt lên. Quy hoạch ngoại thành xanh sạch đẹp, môi trường tốt nghỉ ngơi, thư giãn, diện tích nhà quá sát sát nhau, diện tích siêu nhỏ cắt đất bán kiểu 30m2 là hỏng.- Vành đai hoàn thiện đi đôi với cơ sở y tế, giáo dục, dân trí các huyện tốt và hiện đại lên giảm tải và thu hút lượng và chất đến.- Quy hoạch sông hồng nơi hiện đại, công viên, 2km -3km 1 cây cầu quá tiềm năng, vị trí siêu đẹp- Hồ Tây quá đẹp tự hình thành đã quy hoạch rồi ngọn chỉ cần quản lý tốt- Ngầm hóa công trình thật đẹp 1 vài công trình tương lai tránh thảm họa thiên tai, thảm họa do con người.- Vành đai 4 làm làm quyết liệt, nhanh gọn đừng bày ngâm mưa Đề nghị Tp cũng triển khai xây dựng Tổ hợp Ga Ngọc hồi nối với Vđ 4 luôn, Ga Ngọc hồi đất thu hồi để hoang hóa đã lâu, tuyến ĐSĐT số 1 Yên viên -Ngọc hồi xuyên qua 3 đường vành đai 2,3,4, nên triển khai sớm để đồng bộ hạ tầng với các tuyến vành đai,,
Việt Nam đã tiêm được 260 triệu liều vaccine Covid-19 Quyền Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan thừa ủy quyền của Thủ tướng ký báo cáo gửi Quốc hội việc thực hiện Nghị quyết 30 về các chính sách đặc thù phòng chống Covid-19, ngày 28/9.Theo đó, tất cả người dân từ 12 tuổi đều được tiêm đủ hai liều cơ bản; hiệu suất sử dụng vaccine cao (100%); tốc độ tiêm tháng cao điểm đạt 40 triệu liều.52% dân số từ 18 tuổi được tiêm mũi thứ ba, cao gấp đôi trung bình thế giới. Tỷ lệ tiêm mũi một và hai cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi cao hơn một số nước phát triển như Mỹ, Đức, Italy, Pháp. Việt Nam triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 với quy mô rộng rãi, nhiều nhóm, nhiều mũi tiêm và sử dụng đa dạng các loại. Các địa phương đã đẩy nhanh tốc độ tiêm với phương châm đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người.Cả nước có 1,2 triệu liều vaccine Covid-19 phải hủy, chiếm 0,005% so với số liều được sử dụng, nằm trong giới hạn hao hụt thường quy của công tác tiêm chủng, do vaccine cấp phép ngắn hạn khẩn cấp, theo báo cáo của Chính phủ. Việt Nam cũng đã tiết kiệm được hàng triệu liều vaccine dôi dư, do tổ chức buổi tiêm, kế hoạch hợp lý.Tuy nhiên, việc tiêm chủng tại một số nơi chưa đảm bảo đầy đủ chỉ tiêu mà Chính phủ, Thủ tướng giao, nhất là với trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi và mũi bốn cho người từ 18 tuổi. Từ tháng 6, người dân tại nhiều địa phương không muốn tiêm mũi nhắc lại (mũi 3, 4) khiến vaccine Covid-19 bị tồn. Thủ tướng và Bộ Y tế nhiều lần đốc thúc các địa phương đẩy nhanh tiến độ, kêu gọi người dân nêu cao trách nhiệm, tham gia tiêm chủng. Một số địa phương yêu cầu người dân không tiêm vaccine phải ký cam kết chịu trách nhiệm nếu xảy ra dịch bệnh.Theo báo cáo của Chính phủ, đến cuối tháng 9, có hơn 680.000 lượt tổ chức, cá nhân ủng hộ Quỹ vaccine Covid-19, với tổng số huy động 10.500 tỷ đồng; đã chi hơn 7.600 tỷ đồng; dư hơn 2.800 tỷ đồng.Đến tháng 8, qua công tác ngoại giao, Việt Nam được viện trợ từ nước ngoài gần 120 triệu liều vaccine, chiếm 50% trị giá, khoảng 800 triệu USD (tương đương 20.000 tỷ đồng tiết kiệm cho ngân sách nhà nước). 30 quốc gia, vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế và cộng đồng người Việt ở nước ngoài hỗ trợ trang thiết bị y tế với tổng trị giá 80 triệu USD. Việt Nam đóng góp một triệu USD cho chương trình COVAX.Đến nay, Việt Nam đã kiểm soát được Covid-19 trên toàn quốc; đạt tỷ lệ bao phủ vaccine tạo miễn dịch cộng đồng.Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng nay, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đọc báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, cho biết Việt Nam đứng thứ 7 thế giới về tỷ lệ tiêm liều nhắc lại; thứ 5 về số liều vaccine trung bình mỗi người dân nhận được. Covid-19 được kiểm soát, tỷ lệ chuyển nặng, tử vong rất thấp so với các nước, tránh được nguy cơ dịch chồng dịch; xếp thứ hai thế giới về phục hồi sau dịch. Tôi đã tiêm mũi 4. Không biết có mũi 5 không? Tôi đã tiêm ba mũi. Sau đó bị covid nhẹ. Tôi vừa tiêm mũi 4.
Trồng sâm Báo tiến vua Chiều cuối tháng 9, chị Đặng Thị Nga, 39 tuổi, ở xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, cùng 3-4 phụ nữ trong làng kỳ cọ rổ sâm cho sạch đất trước khi đem chế biến thành trà thảo dược. Mỗi người một công đoạn, người rửa sâm, người thái lát, số khác đem vào lò sấy, sơ chế hoặc đóng gói... Họ cười nói bàn chuyện sâm được mùa, giá cao hơn những năm trước khi dịch Covid-19 đã qua.Do trời mưa, sâm cũng chưa đạt trọng lượng nên chị Nga chỉ đào một lượng nhỏ vừa đủ làm để trả đơn hàng mới nhận. Sâm Báo tầm hơn tháng nữa mới vào chính vụ thu hoạch.Sâm xưa kia mọc hoang trên núi Báo, còn gọi là sâm Báo, được biết đến rộng rãi vào thời nhà Hồ, cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15. Tương truyền, năm 1397, để nhanh chóng dời đô từ Thăng Long về đất An Tôn, Hồ Quý Ly sai lính ngày đêm đào thành, đắp lũy. Việc khai thác, vận chuyển những phiến đá nặng hàng chục tấn từ triền núi về lắp ghép thành bức tường sừng sững cao đến 3-4 m mà không có máy móc hỗ trợ đòi hỏi kỹ thuật điêu luyện và tốn nhiều công sức.Sử cũ chép, đã có nhiều binh lính, dân phu, lao dịch hy sinh xương máu, tính mạng ở công trình thành đá kỳ bí này. Tình cờ, trong một lần đi đốc thúc việc xây thành, Hồ Quý Ly chứng kiến nhóm thợ làm việc ngày đêm không biết mệt mỏi. Tìm hiểu, ông được biết nhóm người này quê ở làng Biện Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Ninh, thuộc trấn Thanh Đô (nay là xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc). Họ cường tráng là do dùng thức uống nấu từ củ sâm trên núi Báo.Hồ Quý Ly liền sai nhóm ngự y chuyên đi săn tìm loài sâm quý, ban lệnh cấm người dân sử dụng, nhằm thu lượm dược liệu phục vụ cho quan quân tham gia xây thành đắp lũy.Sau này, cây sâm trở thành dược liệu quý dùng chữa bệnh và là thực phẩm bổ dưỡng chuyên dùng trong cung nhà Hồ, được coi là sản vật quốc gia thời vua Lê, chúa Trịnh sau này. Sách Thanh Hóa Vĩnh Lộc huyện chí của Lưu Công Đạo viết: "Nước Nam có nhiều sâm, chỉ có sâm đất Biện Thượng công hiệu hơn hẳn các nơi khác. Dùng nhân sâm ở núi Báo nhiều hiệu nghiệm kỳ lạ".Tuy nhiên, cây sâm suốt nhiều thế kỷ sau này ít được phổ biến hoặc chỉ được sử dụng hạn chế trong các hiệu thuốc đông y trong vùng. Sâm vẫn mọc hoang trên những triền núi Báo ở làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng.Khoảng 5 năm gần đây, nhận thấy cây sâm Báo có giá trị kinh tế cao, một số gia đình ở địa phương đã tìm lấy hạt, nhân giống. Gia đình chị Nga đến nay đã trồng bốn vụ sâm trên diện tích 0,5 ha. Năm đầu, gia đình thu được 600 kg củ, bán được 500 triệu đồng, trừ chi phí chị lãi hơn 300 triệu đồng. "Trồng sâm thu nhập cao và ổn định hơn hẳn các loại hoa màu khác", chị Nga chia sẻ.Những năm đầu, do chưa biết cách chế biến, chị Nga chủ yếu bán củ tươi nên hiệu quả không cao. Gần đây gia đình Nga liên kết với một số hộ khác thành lập hợp tác xã Tây Đô, mua máy móc về chuyên sản xuất sản phẩm trà thảo dược sâm Báo. Sản phẩm của Hợp tác xã Tây Đô được thị trường ưa chuộng và vừa được công nhận sản phẩm OCOP ba sao (chương trình mỗi xã một sản phẩm).Anh Đinh Xuân Tá, 31 tuổi, năm nay trồng 2,5 ha sâm, dự kiến cuối vụ sẽ cho thu hoạch 4,5-5 tấn củ. "Tôi không chế biến mà bán luôn tại chân ruộng, cứ củ đưa lên bờ là hết veo...", anh Tá nói và cho hay giá bán trên thị trường hiện dao động 150.000-200.000 đồng một kg củ tươi. Anh dự kiến thu gần một tỷ đồng từ nghề trồng sâm.Theo anh Tá, sâm xuống giống khoảng tháng 2-4 hàng năm và đến tháng 9-12 thì cho thu hoạch. Trồng cây sâm không quá khó song cần chú ý một số công đoạn, đặc biệt là không nhổ cỏ dại mà chỉ phủ nylon và diệt cỏ trước khi làm đất để tránh tác động tới củ sâm khi đang mùa sinh trưởng. Sâm cũng thường bị nấm gây thối cổ rễ mà hiện chưa có thuốc bảo vệ thực vật đặc trị nên nông dân chủ yếu bón thêm vôi bột và làm rãnh thoát nước kịp thời để cây không bị úng...Ông Trịnh Việt Cường, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vĩnh Lộc, cho hay sâm Báo là cây thân thảo thường mọc vào đầu xuân. Loài này ưa sáng, thích hợp với đất nhiều mùn, tơi xốp, thoát nước tốt nên trồng ở vùng đất đồi thấp. Củ sâm có vị đắng, tính mát, có thể giải nhiệt, được sử dụng làm nước uống, là dược liệu quý hiếm dùng để chữa bệnh và là thực phẩm chức năng bổ dưỡng. Sâm Báo giúp trị ho sốt, phổi yếu, hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, kém ăn, suy nhược cơ thể...Sâm Báo có hai loại gồm giống hoa đỏ và hoa vàng. Loại hoa vàng được cho có dược tính tốt hơn nên thường có giá trị cao hơn. Sâm Báo củ tươi (loại hoa vàng) bán thị trường tự do hiện dao động 800.000 đến 1,2 triệu đồng mỗi kg. Theo lãnh đạo huyện Vĩnh Lộc, thu nhập từ sâm năm nay ước đạt 300-600 triệu đồng một ha tùy sản lượng cao thấp.Hiện nay, sản phẩm được chế biến từ sâm Báo Vĩnh Lộc gồm nhiều loại như cao sâm, nước uống bổ dưỡng sâm, rượu sâm, siro sâm, mặt nạ sâm... được thị trường ưa chuộng.Huyện Vĩnh Lộc cũng vừa phê duyệt đề án bảo tồn và mở rộng quy mô phát triển cây sâm Báo trên địa bàn giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, từ diện tích trồng sâm toàn huyện đạt 15 ha năm 2021, năm nay nâng lên thành 25 ha. Đến năm 2025, Vĩnh Lộc mục tiêu mở rộng diện tích trồng sâm lên 120 ha và đến năm 2030 là 250 ha, đưa cây sâm núi Báo trở thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực. 1ha được 10 tấn nếu 15k thì được 150tr/ năm kinh tế và nhàn hơn nhiều so với trồng lúa.Bà con nghiên cứu nuôi thêm cá lươn, ếch... để không lãng phí và tăng thêm Mồi nhậu. Lại nhớ cái ngày còn bé, ăn không ăn mà ngoáy cả buổi phần thịt bên trong ra ngoài để lấy vỏ làm còi. Thương nhau củ ấu cũng tròn, Ghét nhau thì quả bồ hòn cũng vuông Thời thơ ấu của tôi. Mua và ăn từ từ. Củ ấu ăn rất thơm và bùi. Sâm Việt Nam , rất có ích cho sức khỏe Ui tuổi thơ của tôi. Giờ dịch này nhìn thèm quá. Mà không có để ăn Hình ảnh vùng quê thật đẹp và yên bình trong mùa Covid. Khung cảnh đẹp và yên bình quá Giống cây be Bây giờ em mới biết quê em cũng có củ ấu, trước em toàn ăn ở Hải Dương, Hưng Yên,... Nhớ quê quá! củ này kho với cá ăn ngon Nhớ tuổi thơ giữ dội với những trưa hè oi ả chuyên đi dình dập bờ ao để lấy trộm ấu,ăn song lấy vỏ ấu gắn vào đầu móng tay giả làm yêu tinh doạ chúng bạn. nhìn đẹp mắt quá. dưới đây chắc nhiều cá lắm á Đẹp quá
Sập sàn công trình cầu Mỹ Thuận 2, một công nhân mất tích Chiều 30/9, mảng sàn đi lại dài 6 m, rộng gần 3 m, nằm trên bệ trụ chính cầu Mỹ Thuận 2 ở phía bờ Vĩnh Long bất ngờ sập làm ba công nhân rơi xuống sông. Hai người được các công nhân gần đó vớt lên, người còn lại là Trần Thanh Châu (29 tuổi, quê ở Huế) bị nước cuốn.Đại diện đơn vị thi công gói thầu cầu chính Mỹ Thuận 2 (XL03) cho biết vị trí mảng sàn bị sập cách mặt nước khoảng 3 m. Đây ra sàn phụ trợ, giúp công nhân đi lại khi thi công trụ bêtông, không phải kết cấu đà giáo nên ít người làm việc.Nguyên nhân tai nạn, theo đơn vị thi công, có thể do mấy ngày qua mưa bão, gió mạnh làm đứt các đường hàn trên sàn đi lại. Sau khi sự cố xảy ra, vị trí sàn bị sập đã được khắc phục và kiểm tra toàn bộ sàn trên bệ trụ chính.Dự án cầu Mỹ Thuận 2 vốn đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng, bắc qua sông Tiền, tổng chiều dài 6,61 km. Điểm đầu dự án nối cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, điểm cuối kết nối cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ.Công trình khởi công tháng 2/2020, dự kiến hoàn thành và khai thác cuối năm sau. Giai đoạn đầu, cầu được làm 4 làn, tốc độ tối đa 100 km/h. Hiện, toàn dự án đạt tiến độ hơn 60%, vượt 3,5% so với kế hoạch.Huy Phong Lại đổ lỗi cho mưa gió làm đứt mối hàn, sàn thao tác nhìn tạm bợ quá Tai nạn gợi nhớ cầu Mỹ Thuận 1.Mong nhà đầu tư và giám sát cẩn thận hơn. Lại đổ lỗi cho thời tiết. Cầu mong bình an Không áo phao? Một công trình trọng điểm mà sao công tác ATLĐ kém thế. Đổ lỗi cho mưa gió cũng giống như đổ lỗi cho Ông Trời vậy . Lại đổ lỗi cho mưa gió. Mấy ông làm công trình ở sông thì ít nhất phải có áo phao bảo hộ và phải biết bơi. theo ảnh chụp thì Thiếu lớp lưới căng phía dưới, để chẳng may người hoặc vật rơi từ sàn xuống thì còn có lớp lưới giữ lại. Các anh em công nhân kỹ sư cẩn thận nha! Cái gì cũng tạm bợ , Cứ lại đỗ lỗi thời tiết. Nguyên tắt làm việc là các anh an toàn lao động phải kiểm tra trước khi cho công nhân lên làm. Cái sàn thao tác tạm bợ quá Nghe nói trong 3 anh rơi xuống sông có 2 anh biết bơi được cứu . Còn 1 anh không biết bơi thì chìm quá nhanh . Sao lại không biết bơi? Nhìn hình ảnh thấy công trình chất lượng kém, công tác an toàn quá tạm bợ.
Người dân Nghệ An thiệt hại vì mưa lũ Sau khi bão Noru đổ bộ Đà Nẵng - Quảng Nam rạng sáng 28/9, hoàn lưu bão gây mưa mở rộng ra Bắc Trung Bộ và nam đồng bằng Bắc Bộ. Trong đó Nghệ An mưa lớn nhất, phổ biến 200-600 mm, khiến 13/21 huyện thị bị ngập, 7 người chết.Riêng huyện Yên Thành có hơn 2.000 nhà bị ngập, nhiều công trình hư hỏng. Trong ảnh là một góc xã Khánh Thành, có điểm ngập sâu một mét.Sau khi bão Noru đổ bộ Đà Nẵng - Quảng Nam rạng sáng 28/9, hoàn lưu bão gây mưa mở rộng ra Bắc Trung Bộ và nam đồng bằng Bắc Bộ. Trong đó Nghệ An mưa lớn nhất, phổ biến 200-600 mm, khiến 13/21 huyện thị bị ngập, 7 người chết.Riêng huyện Yên Thành có hơn 2.000 nhà bị ngập, nhiều công trình hư hỏng. Trong ảnh là một góc xã Khánh Thành, có điểm ngập sâu một mét.Lực lượng cứu hộ chuyển gia súc của người dân xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, khỏi vùng nước lũ. Toàn tỉnh Nghệ An có hơn 400 con trâu bò, lợn bị lũ cuốn chết.Lực lượng cứu hộ chuyển gia súc của người dân xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, khỏi vùng nước lũ. Toàn tỉnh Nghệ An có hơn 400 con trâu bò, lợn bị lũ cuốn chết.Người dân xóm Phú Xuân, xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên, nằm sát hạ lưu sông Lam treo xe máy lên mái nhà khi nước dâng hơn mét.Người dân xóm Phú Xuân, xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên, nằm sát hạ lưu sông Lam treo xe máy lên mái nhà khi nước dâng hơn mét.Hàng trăm người dân xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu, hỗ trợ chủ một trang trại làm thịt khoảng 4.000 con gà bị nước lũ cuốn chết. Số gia cầm này sau khi làm thịt được bán cho trại thức ăn gia súc.Thống kê trên toàn tỉnh có gần 90.000 con gia cầm bị chết do mưa lũ.Hàng trăm người dân xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu, hỗ trợ chủ một trang trại làm thịt khoảng 4.000 con gà bị nước lũ cuốn chết. Số gia cầm này sau khi làm thịt được bán cho trại thức ăn gia súc.Thống kê trên toàn tỉnh có gần 90.000 con gia cầm bị chết do mưa lũ.Các tổ chức cứu trợ tiếp cận hàng nghìn nhà dân trong những ngày qua để phát miễn phí nước uống, đồ ăn.Các tổ chức cứu trợ tiếp cận hàng nghìn nhà dân trong những ngày qua để phát miễn phí nước uống, đồ ăn.Một khu đầm ở thị xã Hoàng Mai đang bị nước lũ nhấn chìm. Toàn tỉnh đã có hơn 7.600 ha thủy sản bị hư hỏng những ngày qua.Một khu đầm ở thị xã Hoàng Mai đang bị nước lũ nhấn chìm. Toàn tỉnh đã có hơn 7.600 ha thủy sản bị hư hỏng những ngày qua.Người dân Quỳnh Liên, thị xã Hoàng Mai, thu hoạch vựa rau sau khi mưa lũ tràn qua. Hơn 1.600 ha lúa, hàng chục nghìn cây hoa màu, công nghiệp toàn tỉnh bị hỏng.Người dân Quỳnh Liên, thị xã Hoàng Mai, thu hoạch vựa rau sau khi mưa lũ tràn qua. Hơn 1.600 ha lúa, hàng chục nghìn cây hoa màu, công nghiệp toàn tỉnh bị hỏng.Mưa lũ khiến nhiều tuyến đê gặp sự cố. Đêm 29/9, hơn 300 quân đội, công an và người dân huyện Hưng Nguyên xuyên đêm cứu 6 m đê kênh thấp của sông Lam Trà, đoạn qua xóm 7, xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên.Tới nay toàn tỉnh có hơn 8.000 m kênh, mương bị hỏng; hơn 200 m đê nội đồng sạt lở; một số đập chứa nước loại nhỏ bị hư hỏng.Mưa lũ khiến nhiều tuyến đê gặp sự cố. Đêm 29/9, hơn 300 quân đội, công an và người dân huyện Hưng Nguyên xuyên đêm cứu 6 m đê kênh thấp của sông Lam Trà, đoạn qua xóm 7, xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên.Tới nay toàn tỉnh có hơn 8.000 m kênh, mương bị hỏng; hơn 200 m đê nội đồng sạt lở; một số đập chứa nước loại nhỏ bị hư hỏng.Lực lượng cứu hộ gia cố một nhà dân ở thị xã Hoàng Mai bị nước lũ làm sập móng. Ngoài nhà ngập, hơn 170 nhà trên toàn tỉnh đã hư hỏng, đe dọa sập.Lực lượng cứu hộ gia cố một nhà dân ở thị xã Hoàng Mai bị nước lũ làm sập móng. Ngoài nhà ngập, hơn 170 nhà trên toàn tỉnh đã hư hỏng, đe dọa sập.Mưa lũ khiến 15 m taluy đường sắt Bắc Nam qua xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, bị sạt lở khiến tàu không thể lưu thông trong nhiều giờ.Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai Nghệ An cho biết, 65.000 m đường bị sạt taluy, 19 cầu bị hỏng; hơn 73.000 m3 đất đá sạt lở trên hàng chục tuyến đường.Mưa lũ khiến 15 m taluy đường sắt Bắc Nam qua xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, bị sạt lở khiến tàu không thể lưu thông trong nhiều giờ.Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai Nghệ An cho biết, 65.000 m đường bị sạt taluy, 19 cầu bị hỏng; hơn 73.000 m3 đất đá sạt lở trên hàng chục tuyến đường.Sáng nay, mưa đã giảm, lũ trên sông Cả dưới báo động ba 0,06 m. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, trong 12-24 giờ tới, lũ trên sông Cả và các sông ở Hà Tĩnh tiếp tục xuống chậm. Ngập lụt tiếp diễn tại các huyện Quỳnh Lưu, Đô Lương, Thanh Chương, Con Cuông, Nam Đàn (Nghệ An); Hương Khê, Đức Thọ, Vũ Quang (Hà Tĩnh).Hôm nay và ngày mai, các sông ở Thanh Hóa có khả năng xuất hiện một đợt lũ, đỉnh lũ quanh báo động một. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh, đặc biệt tại các huyện: Quỳ Châu, Quế Phong, Kỳ Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Thanh Chương (Nghệ An); Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang (Hà Tĩnh).Sáng nay, mưa đã giảm, lũ trên sông Cả dưới báo động ba 0,06 m. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, trong 12-24 giờ tới, lũ trên sông Cả và các sông ở Hà Tĩnh tiếp tục xuống chậm. Ngập lụt tiếp diễn tại các huyện Quỳnh Lưu, Đô Lương, Thanh Chương, Con Cuông, Nam Đàn (Nghệ An); Hương Khê, Đức Thọ, Vũ Quang (Hà Tĩnh).Hôm nay và ngày mai, các sông ở Thanh Hóa có khả năng xuất hiện một đợt lũ, đỉnh lũ quanh báo động một. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh, đặc biệt tại các huyện: Quỳ Châu, Quế Phong, Kỳ Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Thanh Chương (Nghệ An); Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang (Hà Tĩnh). Bão rồi đến lũ. Năm nào cũng có người mất vì sơ sảy mùa lũ. Cũng chỉ vì miếng cơm manh áo. Cầu mong cho những linh hồn yên nghỉ ! Thương bà con miền Trung , hết bão giờ đến lũ Hạn chế dùng thủy điện đi. Xả nước nên thiệt hại sẽ lớn hơn. Ôi. Quê choa ơi... Đập thủy lợi Vực Mấu mà xả 1,8 triệu m3/h thì sau 3-4 giờ thị xã Hoàng Mai (dài 2km dọc QL1) ngập 1m là chắc. Thương Miền Trung Thiên tai hàng năm nặng nề, hết nắng nóng lại bão lũ. Bà con miền Trung khổ quá! Bà con chắc cũng đang khổ sở. Tình hình thời tiết thay đổi thế này thì nên mua xuồng để sẵn, chứ có vẻ thiên nhiên còn chưa dừng lại đâu, có tí nước nhìn hình chụp trên cao xuống y như nhà nổi trông cũng đẹp mà sao lại khổ đến thế
Nghiên cứu cơ chế phân cấp, phân quyền cho TP Thủ Đức Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã, trong đó giao Chính phủ rà soát, báo cáo cụ thể danh mục cần sửa đổi để giải quyết kịp thời khó khăn trong quá trình này.Sau khi cấp có thẩm quyền thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030, Chính phủ khẩn trương xây dựng dự thảo nghị quyết về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2022-2030 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.Về chế độ, chính sách với các đơn vị hành chính và cán bộ, công chức, viên chức ở những nơi sáp nhập, Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành đề xuất giải pháp thực hiện giai đoạn 2020-2030 để ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành theo hướng tạo thuận lợi hơn. Nếu cần có chính sách đặc thù, Chính phủ chuẩn bị để trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp tháng 5/2023.Ngày 12/9, tại phiên thảo luận Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn trường hợp thành lập TP Thủ Đức trên cơ sở ba quận của TP HCM, cho rằng hiện nay vẫn chưa rõ tiêu chí của thành phố trực thuộc thành phố thế nào, hay vẫn giữ nguyên như mô hình đơn vị cấp huyện."TP HCM đang đề nghị cơ chế đặc thù cho Thủ Đức vì cái áo chật quá. Hà Nội cũng đang đề nghị thành lập thành phố trong thành phố. Những vấn đề này căn cứ vào pháp luật và tiêu chí, tiêu chuẩn thế nào", ông Huệ nêu vấn đề.Ngày 16/9, ông Nguyễn Hữu Hiệp, Bí thư Thành ủy Thủ Đức, cho hay sau khi sáp nhập ba quận TP HCM thành TP Thủ Đức, việc phục vụ người dân chậm hơn, vì công việc của ba người giờ giao cho một. Khi được hỏi về việc lập TP Thủ Đức, hầu hết cán bộ cơ sở trả lời "đã giảm bớt hào hứng", còn người dân cảm thấy chưa có gì thay đổi. "Có người nói mong lên thành phố thì hẻm hết ngập nhưng vẫn ngập, vậy lên thành phố làm gì? Tưởng thu gom rác sẽ hiện đại hơn, sạch hơn, nhưng vẫn y chang", ông Hiệp nóiTP Thủ Đức rộng khoảng 211 km2 với hơn một triệu dân được lập đầu năm 2020, trên cơ sở sáp nhập quận 2, 9 và Thủ Đức. Nơi đây được kỳ vọng là hạt nhân dẫn đầu, đóng góp 1/3 tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TP HCM, tương đương 7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả nước. Tuy nhiên, sau gần hai năm thành lập, thành phố phía Đông TP HCM chưa có thay đổi đáng kể, trong khi cơ quan quản lý vẫn loay hoay tìm địa vị pháp lý cho mô hình này. sáp nhập 3 quận 2, 9, thủ đức lâu rồi mà tới nay cơ chế còn phải nghiên cứu ? . Chẳng phải nghiên cứu trước rồi mới sáp nhập ? Sao kg nghiên cứu trước khi thành lập
Thành lập thị xã Chơn Thành từ 1/10 Thị xã được thành lập trên cơ sở địa giới hành chính huyện Chơn Thành, diện tích hơn 390 km2, dân số hơn 121.000 người, với 5 phường Hưng Long, Thành Tâm, Minh Hưng, Minh Long, Minh Thành và 4 xã Minh Thắng, Minh Lập, Nha Bích, Quang Minh.Với việc thành lập thị xã Chơn Thành, Bình Phước có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm thành phố Đồng Xoài, 3 thị xã Bình Long, Phước Long, Chơn Thành và 7 huyện.Theo UBND thị xã Chơn Thành, sau gần 20 năm thành lập, địa phương này đã trở thành một trung tâm kinh tế, phát triển công nghiệp của tỉnh Bình Phước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm ở mức cao, bình quân giai đoạn 2015-2020 đạt từ 17-20%/năm; thu nhập bình quân đầu người năm 2021 đạt 81 triệu đồng (bằng 1,42 lần mức bình quân của cả nước).Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, nói việc thành lập thị xã là dấu mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của Chơn Thành và tỉnh Bình Phước. Ông đề nghị, thị xã tiếp tục nỗ lực để phát triển mạnh hơn nữa, tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương.Văn Trăm Từ nay em là gái Thị Xã rồi!!! Bình Phước mình một ngày một phát triển, mừng ghê! Chúc mừng Chơn Thành nhé, đất được mùa lên giá rồi. Chúc mừng thị xã Chơn Thành. Chúc mừng Chơn Thành Theo tôi thì cơ sở hạ tầng chưa tương xứng với danh hiệu Thị xã. Bình Phước nhiều thị xã thật Chúc mừng người dân thị xã Chơn Thành!Mong cuộc sống sẽ van minh hiện đại và hạnh phúc hơn!! Bình Phước là một tỉnh nghèo nhưng hiện nay đã phát triển công nghiệp rất nhanh. Đất nước muốn phát triển thì lãnh đạo các tỉnh phải biết nắm bắt cơ hội. Chúc mừng nhân dân Chơn Thành!Chơn Thành sẽ trở thành một thành phố công nghiệp! Chúc mừng Bình Phước, chúc mừng Chơn Thành, thị xã trẻ đầy tiềm năng bình phước đang phát triển. Thị xã này địa hình rất bằng phẳng rộng lớn 390 km2 gần gấp đôi phố Thủ Đức nhưng không có sông suối lớn phát triển đô thị rất đẹp, với tốc độ đô thị hóa như hiện nay đến 2025 sẽ lên thành phố. Từ năm 2016-2018 ,2019 bán mua đất ở đây, chúng tôi đã biết vùng đất này sẽ lên thị xã , và thành phố công nghiệp. Chúc mừng khách hàng đã mua nhà đất chơn thành nhé! Chúc toàn thể người dân Chơn Thành Kinh tế Chơn Thành khá phát triển nhưng quy mô đô thị thì hình thành chưa rõ ràng. Rải rác mỗi nơi một chút. Chưa có sự kết nối.
Thủ tướng Cuba thăm địa đạo Củ Chi Địa đạo Củ Chi cách trung tâm TP HCM khoảng 70 km, có hệ thống đường hầm dài hơn 200 km. Đây từng là cứ địa vững chắc của Khu ủy Quân khu, Bộ tư lệnh Sài Gòn - Gia Định, góp phần không nhỏ vào công cuộc thống nhất đất nước, được coi là kỳ quan về nghệ thuật quân sự tại "đất thép thành đồng" Củ Chi.Sau khi nghe giới thiệu về di tích, Thủ tướng Cuba Manuel Marrero Cruz cho rằng người dân Việt Nam đã không được chuẩn bị để đối đầu với những phương tiện hiện đại của Mỹ. Nhưng trí tuệ của người Việt đã đảm bảo đi đến thắng lợi cuối cùng. "Không một kiến trúc sư nào trên thế giới có thể thiết kế được hệ thống hầm độc đáo như thế này. Thế nhưng, người Việt Nam với các công cụ thô sơ lại có thể xây dựng nên một công trình đậm chất trí tuệ hết sức độc đáo", ông chia sẻ.Viết vào sổ lưu niệm tại khu di tích, ông gửi lời cảm ơn những người bạn Việt Nam đã cho thế giới hiểu hơn về sự hy sinh, can đảm và không chịu khuất phục trước kẻ thù để bảo vệ giá trị của tự do. "Việt Nam muôn năm!", ông viết trong sổ lưu niệm.Chiều cùng ngày, đoàn đại biểu cấp cao Cuba do Thủ tướng Manuel Marrero Cruz dẫn đầu sẽ tới thăm Khu công nghệ cao TP Thủ Đức, sau đó ông sẽ gặp Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên. Dự kiến sáng mai, lãnh đạo Cuba sẽ rời Việt Nam.Thủ tướng Manuel Marrero Cruz dẫn đầu đoàn đại biểu đáp xuống sân bay Nội Bài, Hà Nội tối 28/9, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam kéo dài 5 ngày. Ba hôm trước, ông đã hội đàm với các lãnh đạo Việt Nam và dự lễ ký văn kiện hợp tác song phương.Đây là chuyến thăm ngoài khu vực Mỹ Latinh đầu tiên của ông Marrero Cruz kể từ khi nhậm chức vào tháng 12/2019, cũng là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Cuba đến Việt Nam kể từ năm 2018.Thái Anh Tình hữu nghị Việt Nam và Cu Ba hy vọng sẽ bền lâu. chúc cho tình hữu nghị Việt Nam cu Ba luôn bền vững và phát triển cùng chiều dài lịch sử Chào đón người a,e thân thiết
Hơn 6.000 dân xã biên giới bị cô lập Chiều 30/9, đường ĐT 606 đoạn giáp ranh xã Lăng và Tr’hy bị một vạt đồi sạt xuống. Hơn 100.000 m3 đất đá vùi lấp kín đoạn đường dài 30 m. Hiện, nhiều khối đất đá còn trơ trọi phía trên, có nguy cơ sạt tiếp.Sự cố khiến phương tiện từ bốn xã biên giới giáp Lào về huyện và ngược lại bị ách tắc. Sáng nay, chính quyền huy động hai xe múc giải tỏa đất đá. Dự kiến hết ngày mai mới giải phóng hết để thông đường, ông Trần Văn Ta, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tây Giang, cho biết.Đường ĐT 606 từ huyện Tây Giang là đường độc đạo đi bốn xã miền núi, dẫn đến cửa khẩu Ka Lừm của Lào. Nằm ở phía tây tỉnh Quảng Nam, huyện Tây Giang thường xuyên bị cô lập vào mùa mưa bão.Để khắc phục việc này, khi thời tiết nắng ráo, chính quyền đưa lương thực, thực phẩm tích trữ. Năm nay, bốn xã biên giới được chính quyền chuyển hơn 20 tấn gạo cung cấp cho người dân khi xảy ra thiên tai.Rạng sáng 28/9, bão Noru đổ bộ Đà Nẵng - Quảng Nam gây mưa lớn, gió cấp 10-11, làm 83 người bị thương, giật sập hơn 160 nhà, 3.770 nhà khác bị hư hại, 159 phòng học và 34 trụ sở cơ quan bị thiệt hại. Gần 1,8 triệu hộ dân bị mất điện.Bão khiến hơn 240 ha lúa, 535 ha hoa màu, 300 ha cây lâu năm, 1.020 ha rừng, 1.690 con gia súc bị thiệt hại.
Hàng trăm cây thông bị đốn hạ Ngày 1/10, Công an huyện Lâm Hà cùng Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng khám nghiệm hiện trường, điều tra việc hàng loạt cây thông ba lá bị đốn hạ tại lô b, khoảnh 3, tiểu khu 274A, lâm phần do Ban quản lý rừng phòng hộ Lâm Hà quản lý.Diện tích rừng thông bị đốn hạ khoảng 1.700 m2. Những cây thông trưởng thành bị cắt sát gốc bằng cưa máy nằm la liệt, xếp lớp. Bước đầu, cơ quan chức năng nhận định không có dấu hiệu chặt hạ cây để lấy gỗ. Nhiều khả năng nhóm người này phá rừng lấy đất sản xuất."Các nhóm này có thể đã dùng máy cưa pin cầm tay không phát ra âm thanh lớn để tránh bị phát hiện", một lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng nhận định.Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng phát hiện gần khu vực trên còn có nhiều khoảnh rừng thông khác bị ken gốc bằng hoá chất, cây đã chết khô, lá chuyển sang màu đỏ.Thời gian qua, với việc "sốt đất", hàng loạt rừng thông ở Lạc Dương, Đà Lạt, Lâm Hà... bị các nhóm người chặt hạ, đốt nhằm "lấn chiếm đất rừng trái phép" rồi bán sang tay. Công an Lâm Đồng đã khởi tố nhiều người liên quan đến hành vi Huỷ hoại rừng. Phước Tuấn - Khánh Hương Rừng phòng hộ mà để xảy ra việc này BQL rừng phải chịu trách nhiệm chứ.Là 165 cây chứ đâu phải ít. Lâu lại có 1 bài thông bị đốn hạ, thông bị bơm thuốc, đục lỗ...riết rồi rừng bị tàn phá hết, thiên nhiên sẽ trả lại hậu quả những gì mà con người đã lấy đi. Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng sẽ chẳng còn thơ mộng, mọi thứ chỉ còn là ký ức Trồng được một cây thông lớn tới ngần ấy thì phải tốn biết bao nhiêu thời gian và tiền của thế ấy mà một nhát dao xuyên qua là để lại không biết bao nhiêu hậu quả. Nếu không biết quý rừng quý cây xanh thì khác nào con người sống đói oxy Đau xót. Phá hoại môi trường. Cần đưa vào hình sự hoá các vấn đề này Rừng có tác dụng chống xối lỡ chặc hết cây đất trống mưa lớn trên đồi núi chảy xuống tạo thành lũ cuốn đem theo Lũ lụt sắp về đây rồi Rừng giữ đất, không còn rừng ắt lãnh hậu quả sạt lở Cây thông ở rừng phòng hộ là tài sản của nhà nước được giao cho các chủ rừng quản lý bảo vệ. Nó có chức năng phòng hộ, chống sạt lở tốt nhất trên tất cả loại đất, đặc biệt là vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bão, đất cằn đồi troc thì cây thông là cây bảo vệ tốt nhất. Nguoi dân tự chặt phá cây thông là hành vi phá hoại tài sản của nhà nước, hủy hoại môi trường. Đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm khắc. Ko hiểu, chiếm đất rừng là sao, ko lẻ tự nhiên lại xây đc ah, hay chặt cây là đất rừng tự nhiên thành đất thổ cư. Chuyện dể mà, ai lại xây cất hỏi chuyển đổi mục đích đâu, giấy phép đâu, phạt nặng vào. Riết rồi mọi thứ cũng bình thường thôi.
Cán bộ dôi dư sau sáp nhập được khuyến khích nghỉ việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết về tiếp tục thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã, trong đó yêu cầu sửa đổi tiêu chuẩn và phân loại đơn vị hành chính; nghiên cứu ban hành nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2022-2030.Các cơ quan sẽ sửa đổi chính sách để tạo thuận lợi cho địa phương kiện toàn bộ máy, sắp xếp, bố trí cán bộ khi sáp nhập đơn vị hành chính. Việc sáp nhập đô thị cấp huyện quy mô lớn, hoặc nhập huyện vào đô thị cùng cấp phải lập đề án riêng và phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, tổng thể đơn vị hành chính các cấp, quy hoạch vùng, tỉnh...Các địa phương được khuyến khích sáp nhập huyện xã không thuộc diện bắt buộc để mở rộng không gian phát triển, tăng quy mô, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế.Theo báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, giai đoạn 2019-2021, toàn quốc có 700 cán bộ, công chức cấp huyện và 9.700 cán bộ, công chức cấp xã dôi dư sau sáp nhập. Trong số này, có 291 cán bộ cấp huyện và 6.600 cán bộ cấp xã đã được sắp xếp.Các địa phương có nhiều giải pháp như cho cán bộ nghỉ hưu theo chế độ; vận động nghỉ tinh giản biên chế; nghỉ hưu trước tuổi nhường cơ hội cho người trẻ. Việc bố trí, sắp xếp cán bộ dôi dư có thuận lợi do địa phương đang tinh giản biên chế theo nghị quyết của Bộ Chính trị; thời gian dài chưa tuyển dụng mới hoặc hạn chế bổ sung người.Tuy nhiên, số lượng cán bộ, công chức dôi dư sau sáp nhập rất lớn. Khung vị trí việc làm tại xã, phòng ban cấp huyện cơ bản đã bố trí đủ nên khó sắp xếp đội ngũ này. Một số nơi lúng túng khi thực hiện chế độ cho cán bộ, công chức đôi dư. Có nơi chi trả chế độ cho họ chưa kịp thời. Khi được điều động sang nơi khác, nhiều công chức gặp khó khăn về đi lại, sinh hoạt, nhất là miền núi.Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là chưa có cơ chế tài chính, chính sách hợp lý để khuyến khích cán bộ, công chức nghỉ hưu trước tuổi hoặc có nhu cầu thôi việc, chờ nghỉ hưu. Công tác vận động, thuyết phục cán bộ, công chức tự nguyện nghỉ hưu, nghỉ việc trước tuổi chưa được quan tâm đúng mức. Nghỉ việc rồi làm gì :( thật xót xa Tính gọn bộ máy nhưng không tinh gọn thủ tục hành chính là nguyên nhân dẫn đến quá tải công việc. Thật sự thủ tục hành chính quá rườm rà.
39.500 công chức, viên chức thôi việc trong hơn hai năm Chiều 1/10, tại họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Thăng cho biết sau khi có thông tin nhiều cán bộ, công chức thôi việc, đơn vị đã đề nghị các bộ ngành, địa phương báo cáo. Kết quả, có hơn 4.000 công chức và hơn 35.000 viên chức thôi việc. Tỷ lệ nghỉ ở Trung ương là 18% và địa phương 82%. Trung bình số người thôi việc mỗi năm 15.800, chiếm 0,8% tổng biên chế, tập trung nhiều nhất là giáo dục và y tế.Theo Thứ trưởng Nội vụ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Trước hết là bối cảnh kinh tế thị trường, trong đó thị trường lao động có sự liên thông giữa khu vực công và tư. Khi các đơn vị sự nghiệp tự chủ, viên chức được ký hợp đồng làm việc đã tạo ra sự dịch chuyển ra vào thường xuyên ở các đơn vị sự nghiệp công, nhất là y tế, giáo dục.Tuy nhiên, theo ông Thăng, nguyên nhân chính là dù đã có nhiều chính sách cải cách tiền lương, vấn đề này còn rất nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Việc thu hút đội ngũ chuyên gia cũng chưa được làm tốt, nên nhiều người có kiến thức, trình độ chuyên môn giỏi đã lựa chọn ra khu vực tư với chính sách tốt hơn.Việc tinh giản biên chế khiến khối lượng công việc tăng thêm, tạo thêm áp lực cho những người làm khu vực công. Môi trường, điều kiện làm việc ở một số nơi chưa thực sự giúp cán bộ, công chức phát huy được năng lực. Giáo dục chính trị, tư tưởng, sự cống hiến cho cán bộ, công chức cũng chưa tốt. Ngoài ra, nhiều người rời bỏ khu vực công vì lý do cá nhân như muốn thay đổi công việc, muốn thử sức ở khu vực tư nhân."Hai bộ Nội vụ và Tài chính sẽ báo cáo Chính phủ trình Bộ Chính trị, Trung ương, Quốc hội xem xét tăng lương cho cán bộ, công chức khu vực công", ông Thăng nói.Chiều qua, khi tiếp xúc cử tri quận Hà Đông, TP Hà Nội (trước kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XV), Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết riêng năm 2022, cả nước có 16.000 giáo viên bỏ việc, bình quân cứ 100 nhà giáo thì một người ra khỏi ngành.Trong lĩnh vực y tế, đã có gần 10.000 nhân viên tại các cơ sở công lập chuyển sang tư nhân từ đầu năm 2021 đến hết tháng 6 năm nay. Còn tại TP HCM, từ đầu năm 2020 đến giữa 2022, thành phố ghi nhận gần 6.200 cán bộ, công chức, viên chức thôi việc, là mức cao nhất trong 7 năm gần đây...Ngày 29/9, trả lời cử tri ở TP Hải Phòng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết tại kỳ họp thứ tư vào cuối năm 2022, Quốc hội sẽ bàn về cải cách, điều chỉnh lương cơ sở, cùng Chính phủ nghiên cứu, báo cáo Trung ương để có quyết sách. Trong ba năm gần đây, do nguyên nhân khách quan, nhất là tác động của dịch bệnh Covid-19, lộ trình cải cách tiền lương bị chậm lại. Các ngành nghề trong thời buổi mở cửa đa dạng, tạo nguồn thu hấp dẫn, trong khi thu nhập trả theo hệ số lương quá thấp, chậm. Hầu như ai cũng phải làm thêm các cv khác. Số lượng kg hẳn là vấn đề, vấn đề ở đây là những người chủ động nghỉ toàn là người giỏi Tôi cũng nghỉ việc đầu năm 2022, lương giáo viên quá thấp, không đủ nuôi con. Hàng tháng tiền nhà 2tr, tiền học và bán trú của con 1tr. Hai mẹ con tôi chỉ còn 5tr để sinh hoạt trong căn phòng nhỏ. Đáng thương quá phải không ạ. Vấn đề là quy hoạch và định biên nhân sự, nếu dư nhân sự thì việc dịch chuyển là tốt, vừa bớt ngân sách công vừa tốt cho thị trường lao động Lương cơ bản từ việc học tại chức tương đương lương đại học chính quy... Họ bỏ là đúng rồi! Cơ chế hiện nay đang rất chán, người giỏi và có đầu óc thường ra ngoài làm! mình nghỉ viên chức từ 2018. cá nhân thấy thoải mái thời gian hơn, có thời gian cho gd hơn, nhẹ đầu hơn, công việc ngoài linh động hơn. Điều duy nhất còn tiếc nuối là không còn làm cùng các đồng nghiệp thân thiết nhưng ở ngoài vẫn là bạn bè. ổn Lương thấp, áp lực cao là nguyên nhân duy nhất Tôi 11 năm cống hiến cho nhà nước, mức lương hiện nay là 5,7 tr. Chồng lại mới thất nghiệp. Cả nhà trông vào số tiền lương ít ỏi đấy :( Lương thấp, phải kiêm làm nhiều việc không tên. Ngoài tư nhân làm việc hiệu suất cao có thể đề nghị tăng lương tương xứng. KV công có làm nhiều việc hơn lương vẫn phải theo quy trình 3 - 4 năm tăng 12%. Trong khi KV tư làm việc tốt, nếu khối lượng cv nhiều có thể đòi DN tăng 15% - 20%/ năm. Nên tính ra lương KV công sẵn xuất phát điểm đã neo thấp. GIờ có tăng lương cơ sở 20% vào cuối năm hay năm tới cũng vẫn chỉ là cho có. VD KV tư trung bình giờ 8tr - 9tr (DN VN), 10tr - 12tr (DN FDI) thì họ chỉ cần tăng 10% là đã 1tr. Còn KV tư lương trung bình chỉ 4tr - 6tr. Tăng 20% cũng chỉ gần = tư nhân nhưng gốc lương lại vẫn thấp hơn thì cứ càng chạy, càng tăng theo thời cuộc thì càng hụt hơi. Với đồng lương eo hẹp, ít hỗ trợ thì còn nghỉ nhiều nữa. Như vậy không phải giảm biên chế, hãy nâng lương và chăm lo đời sống, khuyến khích những người còn đang làm việc để họ có động lực làm việc tốt hơn, hoàn thành cả phần việc của những người đã nghỉ việc. Nếu lương của cán bộ, công chức, viên chức đủ sống đúng nghĩa thì họ sẽ làm việc hết mình và chẳng muốn nghỉ hoặc chuyển đi đâu. Mức thu nhập không đủ để chi tiêu cho gia đình, thì buộc họ phải kiếm công việc khác có thu nhập tốt hơn. không thể làm giảm áp lực công việc, không thể làm tăng thu nhập. Không thể làm cho người công chức cống hiến khi họ còn buân khuân nặng lòng chuyện cơm áo gạo tiền của gia đình nhất là ở thành phố lớn. Không chỉ lao động hợp đồng mà công chức lâu năm cũng quyết định nghỉ việc. Lương hệ số kiểu đó 3 năm không tăng lương. Hỏi sao không nghỉ?
Đường TP HCM ngập nửa mét sau mưa lớn Cơn mưa lúc hơn 16h làm nhiều tuyến đường như Ung Văn Khiêm (quận Bình Thạnh), Quốc Hương, Võ Văn Ngân (TP Thủ Đức)... ngập sâu. Tại đường Nguyễn Duy Trinh, đoạn gần Nhà thiếu nhi TP Thủ Đức, nước ngập nửa mét khiến hàng loạt xe chết máy, phải dắt bộ.Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, mây dông phát triển gây mưa rào vào chiều tối ở hầu hết quận, huyện TP HCM 2-3 ngày tới. Lượng mưa phổ biến 20-30 mm.Cơn mưa lúc hơn 16h làm nhiều tuyến đường như Ung Văn Khiêm (quận Bình Thạnh), Quốc Hương, Võ Văn Ngân (TP Thủ Đức)... ngập sâu. Tại đường Nguyễn Duy Trinh, đoạn gần Nhà thiếu nhi TP Thủ Đức, nước ngập nửa mét khiến hàng loạt xe chết máy, phải dắt bộ.Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, mây dông phát triển gây mưa rào vào chiều tối ở hầu hết quận, huyện TP HCM 2-3 ngày tới. Lượng mưa phổ biến 20-30 mm.Nước dâng ngập lút bánh khiến xe tải nhỏ chết máy. Tài xế và phụ xe phải đẩy lên đoạn đường cao tránh ngập.Nước dâng ngập lút bánh khiến xe tải nhỏ chết máy. Tài xế và phụ xe phải đẩy lên đoạn đường cao tránh ngập.Xe của đồng nghiệp chết máy, anh Võ Sơn Hùng (giữa), công nhân xây dựng lội bộ qua đoạn đường ngập. "Phải đi ít nhất vài trăm mét qua đoạn này mới có chỗ sửa xe", anh Hùng nói.Xe của đồng nghiệp chết máy, anh Võ Sơn Hùng (giữa), công nhân xây dựng lội bộ qua đoạn đường ngập. "Phải đi ít nhất vài trăm mét qua đoạn này mới có chỗ sửa xe", anh Hùng nói.Vừa cắm biển cảnh báo tại cống thoát nước, anh Võ Văn Luận, công nhân Công ty cấp thoát nước đô thị TP HCM, dọn rác quanh cống để nước thoát nhanh.Vừa cắm biển cảnh báo tại cống thoát nước, anh Võ Văn Luận, công nhân Công ty cấp thoát nước đô thị TP HCM, dọn rác quanh cống để nước thoát nhanh."Ở đây mỗi khi mưa lớn đều ngập nặng không thể bán buôn gì”, anh Nguyễn Thanh Long, người dân sống bên đường Nguyễn Duy Trinh cho biết."Ở đây mỗi khi mưa lớn đều ngập nặng không thể bán buôn gì”, anh Nguyễn Thanh Long, người dân sống bên đường Nguyễn Duy Trinh cho biết.Cách khu vực Nguyễn Duy Trinh gần 10 km, đường Ung Văn Khiêm, quận Bình Thạnh, cũng ngập nặng. Trên đoạn dài gần một km từ đường Điện Biên Phủ đi vào, nước ngập 30-40 cm, gây ùn ứ nghiêm trọng.Cách khu vực Nguyễn Duy Trinh gần 10 km, đường Ung Văn Khiêm, quận Bình Thạnh, cũng ngập nặng. Trên đoạn dài gần một km từ đường Điện Biên Phủ đi vào, nước ngập 30-40 cm, gây ùn ứ nghiêm trọng.Tại khu Thảo Điền, TP Thủ Đức, nước ngập nửa bánh xe trên đường Quốc Hương, kéo dài gần 2 giờ, khiến hàng loạt xe chết máy. Nhiều người phải tấp vào lề đường dừng chờ nước rút mới chạy qua.Tại khu Thảo Điền, TP Thủ Đức, nước ngập nửa bánh xe trên đường Quốc Hương, kéo dài gần 2 giờ, khiến hàng loạt xe chết máy. Nhiều người phải tấp vào lề đường dừng chờ nước rút mới chạy qua.Đến 19h, đoạn trước Đại học Văn Hóa dài hơn 200 m nước chưa rút khiến giao thông qua khu vực gặp khó khăn. Nhiều ôtô chết máy, tài xế phải gọi cứu hộ đến cẩu xe ra khỏi đường ngập.Đến 19h, đoạn trước Đại học Văn Hóa dài hơn 200 m nước chưa rút khiến giao thông qua khu vực gặp khó khăn. Nhiều ôtô chết máy, tài xế phải gọi cứu hộ đến cẩu xe ra khỏi đường ngập. Để phần nào vơi đi nỗi buồn kẹt xe, lội nước, hôm nay Tèo xin chia sẻ bài thơ này với độc giả VnExpress.MƯA KỶ NIỆMCơn mưa chiều đưa tôi về dĩ vãngNhớ ngày xưa đường lênh láng mênh môngGhé trú mưa bỗng xao xuyến trong lòngMùi hương bưởi mái tóc dài tha thướtGã thủy thủ lênh đênh cùng sóng nướcVừa gặp em đã mơ ước được yêuKhông đẹp trai nhưng được cái hơi liềuMưa vừa tạnh theo em về xóm nhỏRồi từ đó trồng cây si trước ngõSinh nhật em anh tặng đoá hoa nhàiEm thẹn thùng đôi má đỏ hây hâyRồi khẽ nói: anh này ga lăng quáThời bao cấp hai đứa mình vất vảNhưng thương nhau bằng tất cả chân tìnhĐám cưới nghèo nên chẳng được lung linhNhẫn nhỏ xíu còn bông tai không cóNghề lái tàu anh ngược xuôi đây đóTheo thời gian rồi gian khó cũng quaKhông giàu sang nhưng hạnh phúc đầy nhàDù có lúc anh đi em lại khócMấy mươi năm giờ mình hai thứ tócAnh không còn ngang dọc với dòng sôngMượn bài thơ thay câu nói trong lòngCảm ơn em người vợ hiền yêu dấu. Mưa mà không có chỗ ngập mới là chuyện lạ ở TP HCM, chứ mưa mà ngập thì là chuyện thường rồi. Sau bao năm đổ tiền chống ngập các kiểu, giờ tp đang tiến tới tình trạng chỉ còn ngập 1 điểm (toàn tp), số lượng điểm ngập giảm rõ ràng đấy nhé . Bao nhiêu năm từ hồi học phổ thông, đứng chôn chân dưới mưa, nước ngập và kẹt xe đến giờ đã hơn 20 năm vẫn những hình ảnh của ngày xưa. Khi nào mưa lớn nhưng không ngập thì mới là chuyện lạ. Còn bình thường nghe riết cũng nhàm. Phạm Văn Đồng, Xa lộ Hà Nội, Mai Chí Thọ,.... chiều nay nhìn những dòng xe ùn ùn rời khỏi trung tâm đi về Thủ Đức dưới cơn mưa tầm tã....thương ghê..... có bao nhiêu chỗ ngập đó thôi mà năm nào cũng vậy chẳng khắc phục Sài Gòn có bến Chương DươngCó triều dâng lũ, có đường kẹt xeCó người lấn chiếm vỉa hèCó lô cốt chắn dòng xe trên đườngCó mưa gây ngập phố phườngMưa làm tất cả con đường thành sôngSân bay như thể biển ĐôngNước tràn nào khác Cửu Long lũ vềNước làm chết cả máy xeTiến lên không được, lui về chẳng xong!Mưa là điểm nhấn Sài GònNhấn chìm hết thảy, chỉ còn sông thôi! Điệp khúc mưa là ngập không biết đến bao giờ mới khắc phục được.Không lẽ nào cứ để tái diễn mãi sao? Đó là hậu quả của việc tiết kiệm và tính sai hệ thống thoát nước (cống thoát nước quá nhỏ so với lượng nước mưa). Chiều mình đi qua đây trước giờ tan tầm mà vẫn bị kẹt xe, lội bì bõm qua cột nước phun trào này. Vừa đi vừa ngẫm mình cũng như con dán, con chuột lê lết về nhà trong cơm mưa. Ước gì có tàu điện Cái giá của việc bê tông hoá và xả rác bừa bãi. Lại mưa ngập lụt Sao càng chống càng ngập nhỉ Trời mưa cho ướt áo em,Cho anh cái cớ che rèm em đi.Ngày xưa mưa đẹp như thơ,Ngày nay mưa đổ khổ cho mọi người.Ngày xưa mưa chuyện ông trời,Ngày nay mưa chuyện rối bời thế gian. Đặc sản : Tạnh nắng kẹt đường, mưa thì ngập.
Săn ong vò vẽ Anh Phan Văn Chiến, 34 tuổi, trú xã Sơn Hồng, mang đồ bảo hộ, dụng cụ đi rừng, một số nhu yếu phẩm, cùng một số người bạn lái xe máy chở nhau đến cánh rừng cách nhà hơn 7 km để săn ong vò vẽ.Dừng xe ở bìa rừng, hai người đàn ông đi bộ, thỉnh thoảng dùng ống nhòm quan sát đường đi của con ong, tìm tổ của chúng. "Chúng tôi dùng ống nhòm theo dõi những con ong đi săn mồi, lấy nước, lần theo chúng về đến tổ. Vì thông thuộc địa hình và có kinh nghiệm đi rừng nên việc xác định các vị trí không quá khó khăn", anh Chiến kể.Anh Phan Văn Chiến, 34 tuổi, trú xã Sơn Hồng, mang đồ bảo hộ, dụng cụ đi rừng, một số nhu yếu phẩm, cùng một số người bạn lái xe máy chở nhau đến cánh rừng cách nhà hơn 7 km để săn ong vò vẽ.Dừng xe ở bìa rừng, hai người đàn ông đi bộ, thỉnh thoảng dùng ống nhòm quan sát đường đi của con ong, tìm tổ của chúng. "Chúng tôi dùng ống nhòm theo dõi những con ong đi săn mồi, lấy nước, lần theo chúng về đến tổ. Vì thông thuộc địa hình và có kinh nghiệm đi rừng nên việc xác định các vị trí không quá khó khăn", anh Chiến kể.Khi phát hiện một tổ ong cách vị trí mình đứng hơn 500 m, hai người đàn ông băng qua những cánh rừng tràm để tiếp cận.Theo anh Chiến, tháng 3 âm lịch hàng năm, ong chúa sẽ lựa chọn những địa điểm thích hợp làm tổ, đẻ trứng và chăm sóc trứng để tạo đàn. Những con ong non khi trưởng thành sẽ tiếp tục đi săn mồi và xây dựng tổ.Đến tháng 8-9, đàn ong phát triển mạnh nhất trong năm, cho nhộng nhiều. Sang mùa đông, ong chúa sẽ đẻ ra những ong đầu đàn khác, những con này bay đi tách thành nhiều đàn.Khi phát hiện một tổ ong cách vị trí mình đứng hơn 500 m, hai người đàn ông băng qua những cánh rừng tràm để tiếp cận.Theo anh Chiến, tháng 3 âm lịch hàng năm, ong chúa sẽ lựa chọn những địa điểm thích hợp làm tổ, đẻ trứng và chăm sóc trứng để tạo đàn. Những con ong non khi trưởng thành sẽ tiếp tục đi săn mồi và xây dựng tổ.Đến tháng 8-9, đàn ong phát triển mạnh nhất trong năm, cho nhộng nhiều. Sang mùa đông, ong chúa sẽ đẻ ra những ong đầu đàn khác, những con này bay đi tách thành nhiều đàn.Sau 5 phút mặc đồ bảo hộ, đeo găng tay cẩn thận, hai người đàn ông dùng dao phát quang luồn qua những bụi cây, tiến vào tiếp cận đàn ong đang làm tổ bên khối đá bạc lớn, cạnh con suối.Theo anh Chiến, khi tiếp cận, người thợ sẽ dựa vào kích thước và trọng lượng của tổ ong để quyết định có nên khai thác hay không. Những tổ được chọn phải đáp ứng yêu cầu 5 tầng ong, trọng lượng hơn 3 kg.Tổ mà anh Chiến tìm thấy ước tính đạt 5 tầng. Để tách "nhà của ong" ra khỏi khối đá lớn, anh Chiến dùng dao, khứa nhiều nhát ở sát vị trí giữa tổ và đá.Sau 5 phút mặc đồ bảo hộ, đeo găng tay cẩn thận, hai người đàn ông dùng dao phát quang luồn qua những bụi cây, tiến vào tiếp cận đàn ong đang làm tổ bên khối đá bạc lớn, cạnh con suối.Theo anh Chiến, khi tiếp cận, người thợ sẽ dựa vào kích thước và trọng lượng của tổ ong để quyết định có nên khai thác hay không. Những tổ được chọn phải đáp ứng yêu cầu 5 tầng ong, trọng lượng hơn 3 kg.Tổ mà anh Chiến tìm thấy ước tính đạt 5 tầng. Để tách "nhà của ong" ra khỏi khối đá lớn, anh Chiến dùng dao, khứa nhiều nhát ở sát vị trí giữa tổ và đá.Hàng trăm con ong bay, bám đầy vào quần áo bảo hộ của thợ săn. Sau 5 phút, anh Chiến tách được tổ ong vò vẽ nặng hơn 3 kg ra khỏi khối đá."Khi lấy tổ, ngoài dùng đồ bảo hộ thì có thể sử dụng lửa và khói. Tuy nhiên, chúng tôi chọn phương án khai thác tổ bằng đồ bảo hộ, bởi nếu dùng lửa thì ong chúa và các con trưởng thành sẽ bị chết, mất sự cân bằng sinh thái. Người thợ chỉ thu hoạch nhộng, để con lớn bay đi nơi khác sinh trưởng và xây tổ mới", anh Chiến cho hay.Hàng trăm con ong bay, bám đầy vào quần áo bảo hộ của thợ săn. Sau 5 phút, anh Chiến tách được tổ ong vò vẽ nặng hơn 3 kg ra khỏi khối đá."Khi lấy tổ, ngoài dùng đồ bảo hộ thì có thể sử dụng lửa và khói. Tuy nhiên, chúng tôi chọn phương án khai thác tổ bằng đồ bảo hộ, bởi nếu dùng lửa thì ong chúa và các con trưởng thành sẽ bị chết, mất sự cân bằng sinh thái. Người thợ chỉ thu hoạch nhộng, để con lớn bay đi nơi khác sinh trưởng và xây tổ mới", anh Chiến cho hay.Lấy được tổ ong 5 tầng đưa ra ngoài, thợ săn dùng miệng thổi mạnh để những con ong vò vẻ trưởng thành còn sót lại bay ra ngoài, tránh nó tấn công lại mình.Khai thác xong, những thợ săn tiếp tục băng rừng, lội suối đi tìm những tổ ong vò vẽ khác. Tùy vào thời tiết, dịp này mỗi hôm người dân đi săn ong khoảng 7 tiếng, thu về 8-10 kg tổ.Lấy được tổ ong 5 tầng đưa ra ngoài, thợ săn dùng miệng thổi mạnh để những con ong vò vẻ trưởng thành còn sót lại bay ra ngoài, tránh nó tấn công lại mình.Khai thác xong, những thợ săn tiếp tục băng rừng, lội suối đi tìm những tổ ong vò vẽ khác. Tùy vào thời tiết, dịp này mỗi hôm người dân đi săn ong khoảng 7 tiếng, thu về 8-10 kg tổ.Ngoài bán tổ khi gặp khách trả giá cao, thợ săn còn đưa tổ về nhà, lấy nhộng bên trong ra chế biến làm thực phẩm. Để lấy nhộng ra khỏi tổ phải dùng nhíp loại bỏ màng bảo vệ, sau đó nhẹ nhàng gắp chúng ra."Công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo, nếu bấm nhíp mạnh quá thì nhộng sẽ bị vỡ", một người dân cho hay.Ngoài bán tổ khi gặp khách trả giá cao, thợ săn còn đưa tổ về nhà, lấy nhộng bên trong ra chế biến làm thực phẩm. Để lấy nhộng ra khỏi tổ phải dùng nhíp loại bỏ màng bảo vệ, sau đó nhẹ nhàng gắp chúng ra."Công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo, nếu bấm nhíp mạnh quá thì nhộng sẽ bị vỡ", một người dân cho hay.Nhộng lấy từ tổ ra được chai ra làm ba loại. Hai bát sứ có nhộng màu trắng và vàng là loại non và sắp thành ong. Bát còn lại đựng những con ong non, màu đen. Với một tổ ong 3 kg, phải mất hai tiếng mới lấy được hết nhộng ra ngoài.Nhộng lấy từ tổ ra được chai ra làm ba loại. Hai bát sứ có nhộng màu trắng và vàng là loại non và sắp thành ong. Bát còn lại đựng những con ong non, màu đen. Với một tổ ong 3 kg, phải mất hai tiếng mới lấy được hết nhộng ra ngoài.Nhộng và ong non được chần qua nước sôi để cho săn lại. Đầu bếp sẽ dùng tăm nhọn đâm giữa thân nhộng để lấy phần ruột ra. Vì nhộng kích thước nhỏ, phải làm khéo léo, nhẹ tay để toàn thân nguyên vẹn.Nhộng ong sau khi sơ chế sẽ được bán cho các nhà hàng, quán nhậu với giá 500.000 đồng một kg. Nhộng non đem chế biến xào mỡ với lá chanh, làm theo cách này sẽ cảm nhận được vị thơm, béo ngậy. Còn ong non thì đem chiên giòn."Để sơ chế được nhộng thành phẩm phải mất rất nhiều thời gian và công sức, do vậy chúng tôi thường lựa chọn bán nguyên cả tổ", anh Chiến nói.Nhộng và ong non được chần qua nước sôi để cho săn lại. Đầu bếp sẽ dùng tăm nhọn đâm giữa thân nhộng để lấy phần ruột ra. Vì nhộng kích thước nhỏ, phải làm khéo léo, nhẹ tay để toàn thân nguyên vẹn.Nhộng ong sau khi sơ chế sẽ được bán cho các nhà hàng, quán nhậu với giá 500.000 đồng một kg. Nhộng non đem chế biến xào mỡ với lá chanh, làm theo cách này sẽ cảm nhận được vị thơm, béo ngậy. Còn ong non thì đem chiên giòn."Để sơ chế được nhộng thành phẩm phải mất rất nhiều thời gian và công sức, do vậy chúng tôi thường lựa chọn bán nguyên cả tổ", anh Chiến nói. Ong vò (bò) vẽ bắt sâu hại mùa màng , rau màu ở khu có tổ ong này không cần phun thuốc , nhưng nó cũng bắt cả ong mật . Nó là một mắt xích để cân bằng sinh thái . Nhộng ong không có hương vị gì đặc biệt , không béo ngậy bằng nhộng tằm (lúc bé chúng tôi bắt nướng ăn mãi rồi) . Mong đừng quảng bá để những người nhiều tiến săn lùng góp phần tàn phá hệ sinh thái đã quá mất cân bằng . Môn ăn khoái khẩu, nhưng đề nghị bà con nên hạn chế, tránh mất cân bằng sinh thái, vì dù sao thì ong vẫn có ích mà. Ong vò vẽ tuy nguy hiểm thật nhưng chúng sống trong rừng sâu thì có làm hại đến ai đâu?Không nên cổ súy cho hành vi săn bắt côn trùng, động vật tự nhiên hoàng dã, gây mất cân bằng sinh thái. 500 ngàn 1 kg sao rẻ vậy là món ngon của tôi thích nhất..Ong này một số người không thể ăn được ăn vào bị dị ứng nổi mẫn đỏ Ong vò vẽ thường bắt mồi là ong mật nuôi nên hạn chế, tiêu diệt bớt chúng cũng tốt. Ngoài ong vò vẽ thì ong vàng cũng có nhộng làm thực phẩm được, nhưng tổ nhỏ, nhộng nhỏ và ít nhộng hơn. Nhà chị tôi ở Gia Lai có 1 tổ to hơn cái thúng đeo trên cây nhãn, không dám đến gần. Ai bắt nguyên tổ được thì rước đi giùm. Nghề nguy hiểm, nhưng nhộng ong ngon và bổ dưỡng lắm. Ăn sống cũng được, thơm như sữa. Vừa là đặc sản lại là một vị thuốc quý! Hồi xưa còn nhà gỗ con ong này hay làm tổ ! nó hay công những con sâu ko lông ( như sâu rau) về tổ làm thức ăn ! Cần có chế tài cấm săn bắt các loại ong rừng , ong trong tự nhiên giữ vai trò cân bằng sinh thái và môi trường vì vậy nên cấm tuyệt đối việc săn bắt ong trong tự nhiên Quê tôi toàn xào với lá của cây Nghệ. Cực kỳ thơm các bác ạ Ở Việt Nam cái gì cũng có người ăn được. Ăn đến khi hết thì thôi. ONG VÒ VẼ SỢ ÁO BẢO HỘ RỒI Ngày trước ở VN rất nhiều người đói nhưng ong, dế, rắn, thú... mọi nơi và thân thiện. Bây giờ thì đời sống của người dân khá hơn nhưng họ ăn không chừa một thứ gì. Họ chỉ vì cái lợi trước mắt mà không thấy cái lợi gián tiếp mà các sinh vật này đem đến cho con người.Càng văn minh nhiều người càng đáng sợKhiến thiên nhiên, chim, thú... sợ thất kinh.Sống tham lam chỉ biết nghĩ cho mìnhGây tàn phá biết bao loài tuyệt chủng :-(
Tai nạn liên hoàn trên cầu vượt ngã ba Huế Khoảng 20h20 ngày 1/10, hai xe máy lưu thông trên tầng 3 cầu vượt ngã ba Huế, hướng từ quận Liên Chiểu về Thanh Khê thì bất ngờ va chạm ở đoạn qua đỉnh cầu. Thời điểm này trời đang mưa, tầm nhìn hạn chế.Thấy hai xe máy ngã xuống đường, các xe phía sau đi chậm lại để tránh thì bất ngờ ôtô 16 chỗ đang đà xuống dốc đã phanh không kịp, tông vào đuôi ôtô bốn chỗ và khoảng 8 xe máy phía trước.Tai nạn khiến nhiều người bị thương, trong đó tài xế xe 16 chỗ bị thương ở vùng đầu. Khoa Khánh bệnh - Cấp cứu Bệnh viện Đà Nẵng cho biết đã tiếp nhận bốn nạn nhân vụ tai nạn, trong đó một ca nặng.Tại hiện trường, nhiều mảnh vỡ cùng hàng loạt xe máy nằm la liệt trên cầu. Ôtô 16 chỗ bị hư hỏng phần đầu, trong khi ôtô bốn chỗ bị toác đuôi. Một số người bị thương nhẹ đã chủ động rời đi để tránh ùn tắc giao thông.Giao thông trên cầu vượt ngã ba Huế ùn tắc cục bộ. Tầng 3 cầu vượt sau đó được khóa tạm thời để lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân tai nạn.Cầu vượt ngã ba Huế khánh thành tháng 3/2015, quy mô 3 tầng, tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng. Công trình nhằm chấm dứt điểm đen tai nạn giao thông giữa tuyến quốc lộ 1 và đường sắt Bắc Nam. Nhìn là biết chất lượng xe dỏm đến mức nào. Lại lỗi do không làm chủ được tốc độ và khoảng cách an toàn! Lái xe 16 chỗ chắc không thắt dây an toàn rồi .! Xe 16 chỗ là 01 trong những hung thần xa lộ, trời mưa như thế mà không giảm tốc độ và giữ khoảng cách an toàn nên mới ủi xe con toác đuôi thế kia.Cầu chúc mọi người sớm bình phục. Mấy xe khách 16 chổ thì chạy nhanh vượt ẩu. ĐÃ lên tầng 3 vào vòng xoắn thì cần quan sát kỹ và giảm tốc độ chứ . Nhìn chung các lái xe đều cẩu thả!! Khi đổ cầu, ô tô 16 chỗ lao rất nhanh nên mới gây ra tai nạn. Tôi từng chứng kiến nhiều xe như vậy Nhìn cái đích xe đoán vận tốc đê..... Chắc những người phía sau khi thấy tai nạn thì đi chậm lại để hóng chuyện ( đây là thói quen của hầu hết của người Việt Nam) nên mới xảy ra vụ việc như thế. Lại không giữ khoảng cách đâyÔng xe con toác đuôi kiểu gì y như bông hoa nhỉ
Nghiên cứu cơ chế đặc thù dự trữ thuốc hiếm Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết như trên tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 1/10. Để tháo gỡ khó khăn liên quan đến đấu thầu thuốc tại các bệnh viện, Bộ Y tế tiếp tục hướng dẫn các đơn vị, địa phương tăng cường năng lực mua sắm, đấu thầu. Bộ cũng đẩy mạnh cấp phép quản lý giá thuốc, trang thiết bị y tế, nhất là đối với thuốc hiếm.Tiến độ các gói thầu đối với thuốc thuộc danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia và danh mục thuốc đàm phán giá cũng được đẩy nhanh. Ngoài ra, Bộ Y tế sẽ hoàn thiện thể chế về quản lý trang thiết bị y tế; khuyến khích doanh nghiệp dược trong nước sản xuất mặt hàng thuốc hiếm để chủ động nguồn cung.Theo bà Hương, ngành y tế sẽ ứng dụng công nghệ thông tin để kết nối cơ sở sản xuất, xuất nhập khẩu thuốc, giúp theo dõi nguồn cung, điều tiết kịp thời nhập khẩu, kinh doanh thuốc, đảm bảo đủ nhu cầu điều trị. Các bệnh viện được hướng dẫn dùng thuốc có cùng hoạt chất, tác dụng tương đương để điều trị...Ba ngày trước, Chính phủ gửi báo cáo Quốc hội, trong đó có đề nghị cho phép tiếp tục kéo dài thời gian gia hạn hiệu lực giấy đăng ký lưu hành thuốc. Nguyên nhân là Covid-19 vẫn diễn biến khó lường và thủ tục gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc theo quy định hiện hành có nhiều khó khăn. Từ năm 2023, hơn 10.300 thuốc hết hiệu lực đăng ký lưu hành; 3.800 thuốc (cấp năm 2018, có hiệu lực 5 năm và cấp năm 2019 có hiệu lực 3 năm) sẽ hết hạn. Vì vậy, số lượng hồ sơ gia hạn thuốc năm 2023 rất lớn (14.000 hồ sơ), trong khi nhân lực thẩm định thiếu trầm trọng; quy trình gia hạn cần nhiều thời gian.Việc gia hạn hiệu lực giấy đăng ký lưu hành thuốc theo Chính phủ sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc, do những thuốc này đã được đăng ký lưu hành nhiều năm tại Việt Nam và nhiều nước khác. Nếu không gia hạn kịp thời, nhiều thuốc không được lưu hành trên thị trường, cung cấp cho các bệnh viện, nhu cầu người dân, trong đó có nhiều thuốc thiết yếu, thuốc hiếm. Về lâu dài, Chính phủ cho rằng cần có cơ chế tự động gia hạn với thuốc đã được cấp giấy phép đăng ký lưu hành.Thời gian qua, tình trạng thiếu thuốc, thiết bị, vật tư y tế diễn ra tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh, ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. Theo Bộ Y tế, 28/34 sở y tế và 12/21 bệnh viện tuyến trung ương báo cáo thiếu thuốc, gồm kháng sinh, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, một số thuốc tim mạch, điều trị tăng huyết áp, thuốc điều trị sốt xuất huyết... 26/34 sở y tế và 15/21 bệnh viện tuyến trung ương báo cáo thiếu vật tư tiêu hao, hóa chất. 14/34 sở y tế và 8/21 bệnh viện tuyến trung ương báo cáo thiếu thiết bị y tế.Ngày 5/8, Bộ Y tế công bố kết quả lựa chọn nhà thầu của ba gói mua thuốc tập trung cấp quốc gia với tổng giá trị gần 6.300 tỷ đồng, được kỳ vọng giải "cơn khát" thuốc điều trị.
Người lao động thu nhập 7,6 triệu đồng/tháng trong quý III Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 1/10, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, mức thu nhập bình quân tháng của người lao động quý III/2022 tăng 1,6 triệu đồng so với quý III/2021. Trong đó, thu nhập lao động nam 8 triệu/tháng; nữ 7 triệu/tháng.Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, người lao động thu nhập bình quân 7,5 triệu đồng/tháng, tăng 800.000 đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Theo kết quả khảo sát sơ bộ, 83% số hộ dân có thu nhập tăng hoặc không đổi so với cùng kỳ.Thị trường lao động Việt Nam tiếp tục phục hồi, số người đang làm việc và thu nhập bình quân tháng đều tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm giảm.Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý III/2022 là 50,8 triệu, gồm 14 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; khu vực công nghiệp và xây dựng 17 triệu người; khu vực dịch vụ 19,8 triệu.Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III là 2,28%, giảm 0,04% so với quý trước; giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước. Toàn quốc có 8% thanh niên (15-24 tuổi) thất nghiệp, tăng 0,39% so với quý trước; giảm 0,87% phần trăm so với cùng kỳ năm trước.Từ tháng 7/2021 đến nay, toàn quốc hỗ trợ 85.000 tỷ đồng cho 55 triệu lượt người và 856.000 doanh nghiệp gặp khó khăn. Cả nước đã hỗ trợ tiền thuê nhà 3.500 tỷ đồng cho hơn 5 triệu lao động.Ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số được thúc đẩy. Việt Nam đứng thứ 63 thế giới và thứ 4 Đông Nam Á chỉ số toàn cầu về Hệ thống khởi nghiệp kỹ thuật số của ADB.Tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, thời gian tới các đơn vị đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng; tạo nền tảng nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Công nhân thường làm việc cật lực, thu nhập thấp nên sức khỏe rất giảm sút... Vậy khi ốm đau thì tiền đâu để chữa bệnh được hay chỉ cần dùng ít thuốc và thuốc giá tiền thấp là có thể khỏi được bệnh nhỉ? Băn khoăn quá :o Lương 5 củ rưỡi đây lấy đâu ra Lương vẫn còn thấp Lương gì thê thảm vậy trời?! Cám ơn vì đã tăng 126k, nhờ vậy mình có thể đổ thêm bình xăng để đi làm. Tiền phòng trọ, tiền nuôi con, ăn uống chi phí nếu ở Sài Gòn làm sao để đủ nhỉ? 2 vợ chồng thuê nhà 4 triệu, tổng lương 25 triệu, nuôi 1 con 4 tuổi ở quận Bình Thạnh mà tháng nào tiết kiệm lắm dư được 2 triệu, với mức lương như vậy thì sẽ rất khó khăn Lương gì thê thảm quá!? Lương tăng hẳn 126k, nếu tính đổ được xăng là thấy hữu hình nhất, đổ được hơn 5 lít xăng, còn tính để mua được hàng hoá khác, tăng như không tăng, không theo giá tăng của hàng hoá khác. Lương bình quân 7,6 triệu/ tháng có nghĩa là có những người lương thực tế chỉ từ 4,5 đến 5 triệu/tháng. Mức lương làm sao phải trên 10tr/tháng mới tạm đủ sống ở thành phố. Không hiểu tính trung bình kiểu gì. Mừng đến rơi nước mắt. Lương tăng 180k/ tháng là khoảng 6k/ ngày trong khi mình tiền rau đã tăng 10k/ ngày. Tiền rác đầu năm 25k hiện tại đã tăng lên 60k. Việt Nam phải nói là thu nhập quá thấp. Biết bao giờ mới cải thiện được. Đây là lương trung bình những người đi làm trong quý 3/2022, lương trung bình những người đi làm trong quý 4 sẽ cao hơn 7.6 triệu/ tháng, nhưng người thất nghiệp của ngành gỗ, may mặc, da giầy, điện tử ... thì tăng cao lắm rồi . Làm công chức đàng hoàng đây. Trình độ thạc sỹ, thi tuyển đầu vào đàng hoàng vất vả nữa (1 đấu 7 - hoặc 7 chọn 1), làm việc 2 năm, lương theo hệ số 2,34 (giảm tập sự) sau khi trừ các khoản tròm trèm 4 củ.
Lũ ống tàn phá huyện biên giới Nghệ An Đêm 1/10, huyện miền núi Kỳ Sơn, giáp với Lào, mưa 115 mm. Rạng sáng, lũ ống xuất hiện từ trên núi đổ về xã Tà Cạ khiến bé gái 4 tháng tuổi đang được mẹ bế bị cuốn trôi. Người mẹ thoát chết song bé đã tử vong.Dòng nước lũ giật sập 15 nhà ở xã Tà Cạ. Hơn 50 nhà khác ở xã này bị ngập, hoa màu, gia súc bị cuốn phăng.Đến 4h, dòng lũ ống cao hơn 2 m, cuồn cuộn đổ về khối 1, thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn. Khi qua quốc lộ 7, lũ cuốn ít nhất 2 ôtô và nhiều xe máy, làm ngập vài chục nhà dân và công sở."Tất cả đồ đạc trong nhà bị cuốn phăng hoặc vùi lấp dưới lớp bùn cao 1,5 m. Vợ chồng và các con chỉ kịp chạy lên tầng 2 thoát thân", chị Lan, trú khối 1, nói.Gần trưa nay, nước bắt đầu rút dần song vẫn có những điểm sâu hơn một mét. Một số nhà dân ở khu vực cao đã được lực lượng chức năng hỗ trợ dọn bùn.Ông Thò Bá Rê, Phó chủ tịch huyện Kỳ Sơn, cho biết hiện tuyến quốc lộ 7 qua xã Tà Cạ bị sạt lở ta luy dương làm tắc đường. Chính quyền Kỳ Sơn đang thống kê thiệt hại, tổ chức khắc phục.Ảnh hưởng của hoàn lưu bão Noru, ngày 27-29/9, Nghệ An mưa lớn, trong đó Quỳnh Lưu hơn 600 mm; Thanh Chương 510 mm; Nam Đàn, Đô Lương, thị xã Thái Hòa hơn 400 mm; thị xã Cửa Lò, TP Vinh, huyện Hưng Nguyên, Nghĩa Đàn, Anh Sơn và Con Cuông 300-390 mm... 13/21 huyện, thị bị ngập, 7 người chết; hơn 11.000 nhà đang ngập...Hiện nước rút dần, diện ngập lụt thu hẹp. Tuy nhiên, do mưa kéo dài, đất liên kết kém, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cảnh báo các huyện miền núi như Quỳ Châu, Quế Phong, Kỳ Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Thanh Chương cần đề phòng nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, lũ ống.Lũ ống chỉ xảy ra ở miền núi, nơi có nhiều dãy đồi núi đan xen và kéo dài, giữa chúng là các thung lũng gắn liền với khe suối, sông nhỏ. Các khe suối, sông nhỏ chảy giữa hai bên sườn đồi thung lũng thường bị khép lại, co thắt ở một điểm. Khi mưa lớn, nước không kịp thoát tại điểm co thắt, đẩy mực nước dâng nhanh, tạo dòng chảy xiết phía dưới, sinh ra lũ ống. Nguyễn Hải - Văn Cương Rừng ơi! Lũ đã về đây! Giá phải trả cho Mẹ thiên nhiên luôn quá đắt khi Lấy của Rừng rưng rưng nước mắt !!!! Xin chia buồn với bà con ! Em người Sài Gòn, thấy clip lũ về mà em nổi hết da gà. Nhờ vậy mà mình thấy trân trọng và yêu hơn cái nơi mình đang ở, vùng đất hiền hòa biết bao, dù có kẹt xe, khói bụi hay triều cường cũng còn đỡ hơn nhiều so với vùng đất miền Trung chịu biết bao thiệt thòi. Thương đồng bào miền Trung quá :(( Cầu mong không có thương vong nào! Ôi quê tôi Bão qua lũ về. Khổ cho đồng bào quê tôi. Mong mọi người bình an Đây là lí do vì sao tui không thích đồ gỗ. và không thích những người sưu tầm đỗ gỗ. Dẫn đến chặt phá rừng một cách vô tội vạ Miền trung quê tôi Thương lắm miền Trung quê tôi, năm nào cũng gồng mình gánh hơn chục cơn bão lũ Thương quá miền trung ơi Tội em bé 4 tháng,mẹ bé sẽ sống sao đây. Thương bà con miền Trung. Thiên tai ác liệt quá. Tâm bão là Đà nẵng mà hậu quả sau bão của Nghệ An, Hà Tĩnh có vẻ còn nặng hơn nhỉ. chia buồn cùng bà con vùng lũ. Tàn phá thiên nhiên thì hậu quả như vậy là không tránh khỏi. Chỉ thương người dân là lãnh đủ Nơi biên giới đã cực khổ, thiếu thốn. Lại phải hứng chịu nhiều thiên tai. Bà con vẫn bám trụ, vì giữ tấc đất, tấc vàng cho Tổ Quốc thân yêu! VN rừng núi nhiều, độ dốc lớn, giờ rừng phá hết cây rồi làm sao mà cản lũ đc, mưa thượng nguồn lớn, năm nào chẳng mưa.
Rác ùn ứ vì nhà máy bị nợ hợp đồng Ngày 2/10, rác thải sinh hoạt để ở nhiều đường TP Quảng Ngãi không được xe của Công ty cổ phần môi trường đô thị (đơn vị ký hợp đồng với thành phố) thu gom. Ở chợ Quảng Ngãi, lượng rác dồn ứ tạo mùi hôi thối. Ban quản lý chợ chưa biết khi nào có xe gom rác trở lại.Tình trạng rác chất đống do không có đơn vị thu gom cũng diễn ra tại huyện Nghĩa Hành, Tư Nghĩa. Rác thải ở ba địa phương này do Nhà máy xử lý rác sinh hoạt Nghĩa Kỳ, song từ trưa qua nhà máy đã dừng tiếp nhận.Ông Nguyễn Tấn Pháp, Giám đốc chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư và phát triển xây dựng miền Bắc (đơn vị vận hành Nhà máy xử lý rác sinh hoạt Nghĩa Kỳ) cho biết, hợp đồng đặt hàng xử lý rác hết hạn ngày 30/9. Tuy nhiên, từ 1/10 hợp đồng mới giữa công ty với các địa phương chưa được ký kết. Mỗi quý công ty ký hợp đồng hàng trăm triệu đồng với từng địa phương tuỳ lượng rác thu gom.Ngoài ra, kinh phí xử lý rác thải từ tháng 7 đến tháng 9 ở hai huyện Tư Nghĩa và Nghĩa Hành chưa được thanh toán. Điều này khiến nhà máy không đủ kinh phí hoạt động như trả tiền nhân công, mua nguyên liệu xử lý rác, đóng tiền điện...Ông Trà Thanh Danh, Chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi, cho biết đang kiểm tra sự việc trên để chỉ đạo xử lý. Trong khi đó, ông Nguyễn Đăng Vinh, Chủ tịch UBND huyện Tư Nghĩa nói ngày 30/9 vào cuối tuần nên địa phương chưa kịp thanh toán. Đầu tuần tới huyện làm việc với công ty xử lý rác sớm giải quyết. Trước mắt địa phương đề nghị người dân giữ rác tại chỗ, tránh ảnh hưởng môi trường.Trước đó hồi tháng 3 năm nay, Nhà máy xử lý rác Nghĩa Kỳ dừng tiếp nhận rác ở ba địa phương nói trên cũng vì lý do không thanh toán tiền xử lý. Nợ 2 tháng mà lại nói lý do do cuối tuần! "Ông Nguyễn Đăng Vinh, Chủ tịch UBND huyện Tư Nghĩa nói ngày 30/9 vào cuối tuần nên địa phương chưa kịp thanh toán" đây gọi là rườm rà và tắc trách. Thời đại công nghệ 4.0 rồi mà cuối tuần không thanh toán được... "Chủ tịch UBND huyện Tư Nghĩa nói ngày 30/9 vào cuối tuần nên địa phương chưa kịp thanh toán"Giải thích thế mà cũng nghe được Rác thì khoán cho người ta hết, tháng nào cũng thu tiền...sao không trả cho CN Vậy đã thu tiền dân rồi sao k lo đóng? Chậm thanh toán thì cứ tính lãi suất theo ngày xem ông nào dám nợ . Tiền thu rác thì cho người thu tận nhà , thu xong mang về quên nộp hay sao ấy . Với người dân chúng tôi thì chưa có tháng nào được miễn thu hay chậm thu tiền rác hàng tháng cả Hợp đồng phải gia hạn trước vài tháng chứ để tới hết thời gian hợp đồng mới gia hạn sao người ta chuẩn bị kịp, biết có hop đồng nữa hay không thì bên nhận việc người ta mới có kế hoạch thuê mướn nhân công nữa chứ, Đọc mà tức hết cả người. Có việc thanh toán tiền mà làm cũng không xong. Tiền thu hàng tháng của người dân đi đâu rồi ??? Tiền thì thu của dân rồi, không nộp là sao, ai là người cầm tiền thì phải chịu trách nhiệm việc này , không thể lí do cuối tháng chủ nhật nọ kia được. Chính quyền huyện Nghĩa Hành và Tư Nghĩa mời thầu xem có công ty khác nhận hợp đồng không?
Bỏ phố về quê làm nước mắm Sinh ra trong gia đình vùng biển có 7 người con, khi Đinh Công Đức bảy tuổi thì bố qua đời. Trải qua tuổi thơ cực khổ, Đức quyết tâm vào đại học, lập nghiệp ở thành phố. Năm 2016, Đức tốt nghiệp khóa chất lượng cao tiếng Anh đầu tiên của Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng, được giới thiệu làm giáo viên ở TP Tam Kỳ với lương khởi điểm 7 triệu đồng. Một doanh nghiệp du lịch tuyển anh vào làm việc ở Phú Quốc lương tháng 15 triệu đồng.Với sinh viên mới ra trường, mức thu nhập trên được cho là khá, nhưng Đức từ chối. Sau 4 năm học ở Đà Nẵng, Đức không còn muốn bám trụ ở thành phố nữa. Anh suy nghĩ quê có bến cá An Lương, xã Duy Hải, nằm cuối sông Thu Bồn đổ ra biển Cửa Đại. Mỗi ngày vào vụ đánh bắt, tàu thuyền chở về hàng chục tấn cá cơm, rất thuận lợi để làm nước mắm. Cạnh bến cá, Đức có mảnh đất của ông bà để lại gần 2.000 m2, có thể xây cơ sở sản xuất nước mắm.Về quê trình bày ý tưởng với người thân, Đức bị chỉ trích. Mẹ anh nói cho ăn học để kiếm được việc làm ở thành phố, đằng này quay về quê làm nước mắm, chẳng khác gì "đốt tiền". Nghe Đức giải thích, dần dần mẹ anh ủng hộ. "Tôi sinh ra, lớn lên ở vùng quê có bố làm nước mắm. Từ nhỏ, mùi nước mắm gắn liền với tuổi thơ nên tôi mong muốn phát huy nghề của quê hương", anh giải thích.Khởi nghiệp bằng 500 triệu đồng, là khoản anh tích góp trong 4 năm đại học bằng việc thu gom hải sản chở ra Đà Nẵng bán cho các chợ đầu mối. Từ số tiền này, Đức vay mượn anh trai xây dựng nhà xưởng 800 triệu đồng, lấy địa danh quê hương đặt tên cho cơ sở là "Mắm nhĩ Cửa Đại".Không có tiền mua nguyên liệu cá cơm, Đức cầm sổ đỏ của mẹ ra ngân hàng vay vốn, nhưng không được chấp nhận. Thấy quyết tâm của em, anh trai lại cho vay hơn 300 triệu đồng. Từ tháng 1 đến 4 âm lịch là vụ cá cơm, ngư dân cho tàu vào bến bán cá, Đức thu mua về muối. Với tỷ lệ ba cá một muối, sau 8 đến 12 tháng, Đức bắt đầu lấy nước mắm."Cá cơm đầu mùa to con, lượng đạm nhiều, tôi mua về muối liền để giữ được độ tươi ngon. Đến khi nào mắm chuyển sang màu cánh dán hoặc gỗ phách là mang ra lọc trên dàn rổ tre, có lót lớp vải mỏng 3-4 lần là đạt tiêu chuẩn. Nước mắm lọc càng kỹ sẽ loại bỏ được xác cá và chất lượng thơm ngon hơn", anh chia sẻ.Con đường khởi nghiệp của Đức đang suôn sẻ, bất ngờ năm 2017 bão Damrey thổi bay mái che hai bể mắm, nước mưa vào làm hư hỏng. "Tôi lỗ hơn 200 triệu đồng. Số nợ ngày một tăng lên, nhiều lúc nghĩ mình đã đi sai đường", anh kể và nói giờ bỏ giữa chừng lấy tiền đâu trả nợ nên quyết tâm theo đến cùng. Để có tiền mua cá, anh gặp người thân vay mượn.Khi có thành phẩm, anh đem giới thiệu cho các mối, nhưng bị từ chối vì tên nhãn hàng lạ, đành gửi ít chai nước mắm để giới thiệu sản phẩm. Sau một thời gian khách hàng mua về, thấy chất lượng nên quen dùng. Sản phẩm được tiêu thụ nhiều hơn, Đức bắt đầu có lãi.Tuy nhiên, hai năm Covid-19, sản phẩm làm ra không bán được. Nước mắm truyền thống không có chất bảo quản, nếu để lâu bị chuyển màu đen, nhìn không đẹp, càng khó bán. Đức lại phải đưa hàng đi khắp nơi ký gửi nhờ bán.Hiện anh Đức đã đầu tư gần 3 tỷ đồng cho cơ sở, với tám bể muối mắm bê tông và hàng chục bể sành sứ. Toàn bộ khu sản xuất được lát gạch men sạch sẽ. Mỗi năm, cơ sở cung cấp ra thị trường Quảng Nam, Đà Nẵng hơn 30.000 lít nước mắm và hơn 30 tấn mắm nêm. Mỗi lít nước mắm giá 100.000 đồng, mắm nêm 25.000-30.000 đồng/kg."Tổng doanh thu bán hàng một năm hơn một tỷ đồng, sau khi trừ chi phí, tiền lời khoảng 250 triệu đồng", anh Đức cho biết. Cơ sở tạo việc làm thường xuyên cho 7 người, thu nhập 6-7 triệu đồng mỗi tháng, khi thời vụ thu hút hàng chục người.Nhìn lại chặng đường 7 năm với vài lần suýt sạt nghiệp, trong khi nhiều bạn cùng khóa tiếng Anh làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài thu nhập cao, ở nhà phố, người đàn ông 31 tuổi, dáng dong dỏng, nước da rám nắng bảo không tiếc nuối. Khởi nghiệp bận rộn, lo tính toán đầu vào, đầu ra, đảm bảo chất lượng sản phẩm và suốt ngày bị mùi mắm ám vào người, nhưng anh Đức thấy vui. Anh vui vì được làm chủ trên chính quê mình, được tiếp nối nghề của bố.Hiện anh Đức đã lập gia đình, có hai con, công việc tại cơ sở chủ yếu do anh quán xuyến, vợ bán thuốc tây, thi thoảng phụ giúp chồng sổ sách. Hàng ngày, anh dậy sớm để kiểm tra các bể mắm, khi công nhân đến thì giám sát các công đoạn sản xuất. Các khoản vay khởi nghiệp đã trả hết, anh có được khoản tích lũy để mở rộng thị trường ra TP HCM và Hà Nội. "Hiện một số doanh nghiệp đặt vấn đề hợp tác để bán sản phẩm ở hai thành phố này", anh kể.Ông Trần Huy Tường, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Duy Xuyên, cho biết năm 2022 huyện có 3 sản phẩm đạt OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm), trong đó có nước mắm của anh Đinh Công Đức. "Hội đồng thẩm định của huyện công nhận nước mắm của Đức đạt OCOP 4 sao", ông nói và nhận xét sản phẩm được đầu tư bài bản, mẫu mã đẹp, sạch sẽ, chất lượng đạt tiêu chuẩn. Chính quyền huyện đã nộp hồ sơ tới hội đồng thẩm định OCOP của tỉnh Quảng Nam xem xét. Cả nước đang khó khăn vì đại dịch virus và hạn mặn miền tây, nghe bà con trúng cá thấy mừng cho bà con. Chúc cả nước mau vượt qua khó khăn. Cá cơm lăn bột chiên thì ngon biết mấy. Niềm vui cho Quảng Nam quê tôi. Chúc mừng cho các ngư dânĐược mùa trúng cá ngàn cân mỗi ngàyLàm ăn khấm khá vui thayCó tiền dành dụm tương lai vững bền ! Cá cơm than. Quá ngon. Đây là quê tôi, cá cơm tháng 3 làm mắm thơm nức mũi bà con ạ! Niềm vui cho ngư dân chúc mừng bà con, nhưng không riêng ngư Quảng Nam, nước ta bờ biển đặc thù dài, rất nhiều tỉnh đi đánh bắt xa bờ, có ghé qua các đảo, lãnh thổ để tiếp tế lương thực và bán hải sản, cũng mong bà con chú ý cẩn trọng đến các vùng có dịch covid 19. Cá cơm khô mà kho với thịt ba chỉ ăn vào mấy ngày mưa lạnh thì bao nhiêu cơm cũng hết. Nhìn thèm quá. Hấp lên cuốn với rau sống, bánh tráng (nướng rồi nhúng nước), chấm nước mắm tỏi ớt. Nhìn cá cơm ngon quá, mong là nguồn tài nguyên dồi dào cho bà con đỡ khổ Thật mừng cho bà con ngư dân. Cá cơm chiên giòn là ngon lắm nha! Chúc mừng ngư dân. Đồng tiền họ kiếm được thật vất vả. Mong trời thương cho họ được trúng được nhiều cá. cá cơm được mùa thì mai mốt cá lớn sẽ mất mùa . cá chưa lớn đã bị bắt hoặc cá lớn hơn không có nguồn thức ăn để lớn hơn nữa Cá này rất ngon.Chúc mừng thắng lợi của bà con!!!.

Dataset Card for "raw_vnexpress"

More Information needed

Downloads last month
36
Edit dataset card